ban hành văn bản liên quan đến thi đua khen thưởng
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: Đây là một nội dung rất
quan trọng của quản lý nhà nước, vì đã quản lý dù ở lĩnh vực nào cũng phải kiểm tra đánh giá tổng kết. Đây là mặt còn hạn chế của công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian vừa qua, do vậy, cần tăng cường công tác này để kịp thời nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới.
Ngoài việc kiểm tra theo kế hoạch hằng năm của Hội đồng TĐKT quận, cần phối hợp tham gia đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân, các ban của chính quyền giám sát việc thực hiện các nội dung về Thi đua khen thưởng của các đơn vị; phối hợp với đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo Quy chế Dân chủ quận kiểm tra việc triển khai thực hiện xây dựng quy chế thi đua khen thưởng của các đơn vị.
Những nội dung chủ yếu trong thanh tra, kiểm tra, giám sát về thi đua đua, khen thưởng đó là: Việc quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành; tổ chức triển khai phong trào thi đua và tiến hành công tác khen thưởng có đúng quy định, chính sách, đối tượng, kịp thời, chính xác và có những biểu hiện tiêu cực không; việc xây dựng quy chế và sửa đổi bổ sung quy chế theo quy định hiện hành.
Hình thức thanh tra, kiểm tra cần được đổi mới, có sự kết hợp giữa thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ với việc thực hiện các quy định về công tác thi đua, khen thưởng. Trong trường hợp cần thiết có thể thanh tra, kiểm tra chuyên đề về thi đua, khen thưởng nhằm đánh giá sâu hơn, hiệu quả hơn công tác này. Hàng năm, cần xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra chung, trong đó phải có nội dung thanh tra, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng.
Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin:
Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực TĐKT, phù hợp với chủ trương chung, gắn với trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn. Từng bước rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác TĐKT từ Trung ương tới cơ sở. Công khai các thủ tục hành chính và có cơ chế giám sát việc thực hiện. Nghiên cứu, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản về đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực TĐKT. Xây dựng, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực TĐKT nhằm rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân. Thực hiện cải cách hành chính về hồ sơ, thủ tục đề nghị xét khen thưởng; quy định rõ về quy trình khen thưởng, lấy ý kiến nhân dân về việc khen thưởng trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo công khai, minh bạch.
Cơ quan thường trực Hội đồng TĐKT cần nghiên cứu, tham mưu cho UBND các giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng theo Quyết định số 318/QĐ-BNV ngày 09/3/2018 về việc công bố thủ tục hành
chính mới ban hành lĩnh vực TĐKT thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ; thực hiện theo đúng bộ thủ tục hành chính đã được Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương công khai nhằm giảm bớt các thủ tục không cần thiết, tránh gây phiên hà cho các tập thể, cá nhân trong thực hiện đề nghị khen thưởng. Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả khen thưởng; rút ngắn thời gian giải quyết việc cấp đổi hiện vật khen thưởng kháng chiến.
Tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin trong QLNN về công tác thi đua, khen thưởng. Cần cải tiến, đổi mới quy trình tiếp nhận, xử lý và trả kết quả theo mô hình một cửa liên thông theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đang thực hiện 8 thủ tục hành chính tại bộ phận 1 cửa một cửa liên thông của UBND. Đặc biệt là phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin công tác lưu trữ hồ sơ khen thưởng phục vụ nhu cầu khai thác, tra cứu thông tin về thành tích đã được khen thưởng của cán bộ công chức, viên chức trực thuộc…
Tiểu kết chương 3.
Trên cơ sở thực trạng đã trình bày ở chương 2, Chương 3 Luận văn đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật, thể chế về công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới; trong đó đưa ra các giải pháp cụ thể như: hoàn thiện quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng; nâng cao năng lực của đội ngũ công chức làm công tác thi đua khen thưởng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi đua, khen thưởng,… Qua đó cho thấy tính chất cũng như tầm quan trọng của công tác đối với sự phát triển chung của nền hành chính nhà nước, thông qua việc tạo động lực, đòn bảy cho phát triển nguồn nhân lực khu vực công, khuyến khích, khen thưởng động viên, phát động các phong tròa thi đua lập thành tích trong lao động, công tác và học tập ở tất cả các lĩnh vực trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn nói riêng cũng như trong cả nước nói chung.
KẾT LUẬN
Công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tác động tích cực đến sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của thủ đô Viêng Chăn nói riêng, song bên cạnh đó, còn nhiều bất cập, hạn chế về pháp luật và thực tiễn đã làm suy giảm hiệu quả, vai trò và ý nghĩa sâu sắc của công tác thi đua, khen thưởng, do vậy đòi hỏi cần có những giải pháp đánh giá sát đúng, toàn diện, nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
Để có cơ sở đề xuất quan điểm, đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng thể chế trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ thực tiễn công tác thi đua khen thưởng ở thủ đô Viêng Chăn trong thời giai tới, Luận văn đã tập trung giải quyết các nội dung trọng tâm sau:
Chương 1 của Luận văn đã đưa ra một số khái niệm liên quan đến thi đua, khen thưởng và thể chế về thi đua, khen thưởng; làm rõ các nội dung cũng như những yếu tố tác động tới công tác thi đua khen thưởng. Đây là chương cơ bản, đảm bảo làm cơ sở lý luận cho chương 2 đi vào phân tích thực tiễn công các thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng được triển khai
Chương 2 Luận văn đã nghiên cứu thực trạng công tác thực thi pháp luật về thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ở thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào với các công tác ban hành văn bản; trình tự thủ tục, tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng..).
Chương 3 Luận văn trên cơ sở lý thuyết của Chương 1 và thực trạng thực hiện pháp luật ở thủ đô Viêng Chăn trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng ở Chương 2 và nghiên cứu bối cảnh, xu hướng công tác thi đua, khen thưởng thời gian tới, trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước về thi đua, khen thưởng thời gian tới; tác giả đề xuất một số giải pháp như hoàn thiện quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng; nâng cao năng lực đội ngũ công chức làm công thi đua, khen thưởng, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới toàn bộ người dân,… Tác giả hy vọng các quan điểm và giải pháp trên là khả thi, nếu được áp dụng trên thực tế sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác ban hành và tổ chức thực thi về công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng trên thực tế ở thủ đô Viêng Chăn và là điểm sáng để cho các địa phương khác trong cả nước thực hiện theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Lào
1. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IV, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.
2. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ V, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.
3. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.
4. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.
5. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.
6. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.
7. Dalyvan Khútavang, Yêu cầu trong việc đào tạo cán bộ, công chức chủ chốt
trong cơ quan hành chính nhà nước trong thời kỳ mới, số 6/2010, Tạp chí
Alunmai.
8. Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào quy định về quy chế công chức nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Nghị định số 82/2003/NĐ-TTG ngày 19/5/2003.
9. Nghị định số 128/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Chính phủ ban hành.
10. Thủ tướng Chính phủ quy định về quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Quyết định số 132/20041QĐ-TTg, ngày 16/4/2004.
11. Văn phòng Chính phủ ban hành Quyết định số 63/2005/QĐ-VPCP về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị giai đoạn 2006-2010.
12. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 19/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp quận đến năm 2015.
13. Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư số 508/VPCP ngày 10/10/2003 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 82/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào về quy chế công chức CHDCND Lào. 14. Thoongchan Phetbounmy, Quan tâm đặc biệt đối với công tác đào tạo, bồi
dưỡng thế hệ cán bộ, công chức trong tương lai, số tháng 5/2011, Tạp chí
Alunmai.
15. Luật thi đua khen thưởng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
16. Các văn kiện của Đảng nhân dân Cách mạng Lào về thi đua – khen thưởng 17. Thủ đô Viên Chăn Báo: cáo về tình hình thi đua – khen thưởng ở năm 2016. 18. Thủ đô Viên Chăn: Báo cáo về tình hình thi đua – khen thưởng năm 2017 19. Thủ đô Viên Chăn: Báo cáo về tình hình thi đua – khen thưởng năm 2018 20. Thủ đô Viên Chăn: Báo cáo về tình hình thi đua – khen thưởng năm 2019
B. Tài liệu tiếng Việt
21. Đặng Khắc Ánh: “Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm - những khó khăn
và kiến nghị”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 193(2/2012).
22. Ngô Thành Can: "Những yêu cầu cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức", Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 08/2010.
23. Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Trương Quốc Bảo (2010), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu
nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi đua khen thưởng, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị 35-CT/TW ngày 3/6/1998 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.
26. Bộ Chính trị (2004), Chỉ thị 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về
việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.
27. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị
28. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018): Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28/8/2018 hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục.
29. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư 07/2014/TT-BNV hướng dẫn Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, Nghị định số 39/2012/ND-CP và Nghị định số 65/2014/NĐ- CP về hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng.
30. Bộ Bộ Nội vụ (2017): Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 của Bộ
Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ- CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
31. Chính phủ (2005), Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 quy định
tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng, Hà Nội.
32. Chính phủ (2010), Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Hà Nội
33. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4, NXB Sự thật, Hà Nội. 34. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, NXB CTQG, Hà Nội. 35. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 6, NXB CTQG, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, NXB CTQG, Hà Nội.
37. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội (2019): Hướng dẫn công
tác khen thưởng HĐND các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
38. Lê Xuân Khánh (2013): Tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
giai đoạn 2008-2012 (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của Học
viện Hành chính Quốc gia, 2013).
39. Vũ Thị Oanh (2017): Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong ngành
điện lực Việt Nam hiện nay (Luận văn Thạc sỹ Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia, 2017).
40. Quốc hội (2003), Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày
26/11/2003.
41. Quốc hội (2005), Luật số 47/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật
42. Quốc hội (2013), Luật số 39/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen
thưởng.
43. Lê Sơn (2017): Khen thưởng cần kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch. (Báo Chính phủ điện tử 21/12/2017. http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Khen- thuong-can-kip-thoi-chinh-xac-cong-khai-minh-bach/325271.vgp):
44. Bùi Hồng Thiết (2011): Tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động thi đua,
khen thưởng ở nước ta hiện nay (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý