2.3.1 Những kết quả
Trên cơ sở các quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng được tăng cường. Phong trào thi đua đi vào nền nếp và thực sự góp phần vào thực hiện nhiệm vụ của thủ đô Viêng Chăn. Công tác khen thưởng đã kịp thời động viên, khích lệ, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác chuyên môn.Việc thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng, mà cụ thể là Luật Thi đua, khen thưởng với những quy định đối tượng, nguyên tắc, phạm vi, nội dung, hình thức các danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng, thẩm quyền quyết định khen thưởng và đề nghị khen thưởng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng… đã tạo cơ sở cho các đơn vị tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua và công tác khen thưởng; là cơ sở pháp
lý tạo sự thống nhất, bình đẳng và khắc phục bệnh thành tích, nâng cao rõ rệt chất lượng khen thưởng.
Nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong cán bộ lãnh đạo các cấp và nhân dân đã được nâng lên một bước. Từ nhận thức đúng, việc triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đã được các cấp ủy đảng, lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức, viên chức tích cực quan tâm hơn. Đặc biệt là trong công tác xây dựng củng cố bộ máy và cán bộ chuyên trách, xây dựng các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phát động phong trào thi đua. Các cơ quan chuyên môn, các phòng ban chức năng, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc đã chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra phong trào thi đua, tổ chức ký giao ước thi đua, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sơ kết, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm; biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích. Qua đó, phong trào thi đua đã có những tác dụng thiết thực, trở thành động lực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị trực thuộc. Các chính sách thi đua, khen thưởng đã kế thừa và phát huy truyền thống thi đua yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, xây dựng nền văn hóa, lịch sử lâu đời của dân tộc. Thực hiện chính sách thi đua yêu nước tại các cơ quan chuyên môn đã động viên, giáo dục và kịp thời tuyên dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong toàn thể cán bộ.
Tổ chức bộ máy và cán bộ thi đua, khen thưởng được kiện toàn, củng cố. Đội ngũ cán bộ thi đua, khen thưởng, cố gắng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng, tham mưu cho các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng. Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải đáp những kiến nghị của cán bộ công chức, viên chức về chế độ, chính sách khen thưởng đã có những cố gắng tích cực
2.3.2. Những hạn chế
Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng ở một số cơ quan, đơn vị chưa chủ động trong việc tham mưu với cấp ủy Đảng, thủ trưởng chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng; chưa tích cực nghiên
cứu cơ chế chính sách thi đua, khen thưởng để tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc về công tác thi đua, khen thưởng ở phạm vi cơ quan, đơn vị thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết.
Một số chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng chưa được triển khai đồng bộ tới cán bộ công chức, viên chức và người lao động; Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa được quán triệt đầy đủ, trong thực hiện, vận dụng còn lúng túng nhất là công tác khen thưởng thành tích khoa học. Phong trào thi đua tuy được phát động song một số đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện chưa sâu rộng; công tác chỉ đạo của các ngành, các cấp đối với công tác thi đua, khen thưởng có lúc còn chưa được quan tâm coi trọng đúng mức. Công tác xây dựng điển hình tiên tiến tuy đã được quan tâm triển khai thực hiện song nhiều đơn vị còn xây dựng mang tính hình thức nên chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Công tác thông tin tuyên truyền trong thi đua, khen thưởng còn hạn chế, tính kế hoạch hoá chưa cao, mới chỉ chú trọng những đợt thi đua lớn. Một số địa phương, đơn vị chưa coi trọng khen thưởng cho cá nhân là những người trực tiếp công tác, lao động và sản xuất. Hoạt động của một số Khối thi đua hiệu quả chưa cao. Mặc dù Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh đã tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra nhưng công tác tổng hợp, trình khen thưởng có lúc còn lúng túng, chất lượng một số hồ sơ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian.
Chính sách thi đua, khen thưởng có đối tượng điều chỉnh khá rộng nhưng tiêu chuẩn khen thưởng cho từng đối tượng còn mang tính khái quát, chưa cụ thể hóa, dẫn đến việc thực hiện tại các cơ quan chuyên môn còn lúng túng, vướng mắc. Luật hiện hành quy định nhiều hình thức khen thưởng cấp nhà nước (25 hình thức với 42 cấp độ khen) đã tạo ra cơ chế vận hành để các cấp đẩy dồn lên các hình thức khen cao và khen thưởng cho nhiều lãnh đạo quản lý. Hệ thống quy định về tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước và các hình thức khen thưởng hiện hành vẫn chưa loại bỏ được hiện tượng khen thưởng trùng lặp, chồng chéo, tràn lan. Vẫn còn những vướng mắc trong mối quan hệ về thẩm quyền khen thưởng giữa quản lý nhà nước theo ngành nghề với quản lý nhà
nước theo địa phương, lãnh thổ. Điều kiện, tiêu chí đối với các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua chưa chặt chẽ dẫn đến việc cộng dồn thành tích trong khen thưởng, khen thưởng theo tuần tự (có cấp thấp mới được xét cấp cao hơn), do vậy không khuyến khích được những tập thể, cá nhân có sáng tạo, có thành tích đột xuất trong thi đua. Việc đề nghị các hình thức khen thưởng cấp nhà nước hiện nay đang dựa theo quy trình, thủ tục từ cấp cơ sở lên, qua nhiều cầu cấp, tầng nấc dẫn tới thủ tục hành chính nặng nề, phát sinh nhiều kẽ hở trong quản lý và khó kiểm soát đánh giá được thành tích thực tế để khen thưởng. Công tác khen thưởng, bình xét và công nhận danh hiệu thi đua ở một số cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ, không đảm bảo quy trình, thủ tục, chưa chủ động trong công tác phát hiện nhân tố mới, điển hình mới để khen thưởng. Việc đề nghị khen thưởng các hình thức cấp Nhà nước và các danh hiệu thi đua vẫn chủ yếu tập trung ở cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp. Việc trao tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước ở một số nơi chưa được tổ chức trang trọng, đúng thẩm quyền, đúng quy định. Điều này dẫn đến một số tập thể, cá nhân được khen thưởng chưa thấy hết được vinh dự và trách nhiệm để tiếp tục phát huy và quyết tâm phấn đấu, tạo sự lan tỏa trong cơ quan, đơn vị Chất lượng thẩm định các hình thức khen thưởng ở một số đơn vị được vận dụng và đề nghị mức khen thưởng chưa theo đúng các quy định của Luật và Nghị định của Chính phủ gây ra sự thiếu thống nhất trong công tác thi đua, khen thưởng, trong bình xét các danh hiệu thi đua còn biểu hiện nể nang, cào bằng…
Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng và cán bộ kiêm nhiệm làm công tác TĐKT các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là trong công tác tham mưu chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua. Cán bộ làm công tác TĐKT còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phong trào thi đua, công tác khen thưởng
3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng; chưa đầu tư thời gian tương xứng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng.
Đối tượng tham gia thi đua thường ít quan tâm đến chính sách thi đua, khen thưởng mà thường để ý đến kết quả được xét thưởng vào dịp cuối năm, đặc biệt đối với người trực tiếp lao động lại càng ít quan tâm đến thi đua, khen thưởng vì bản thân đối tượng này ít khi được xét thưởng.
Một số đơn vị chưa chấp hành nghiêm quy định của chính sách thi đua, khen thưởng (cụ thể là Luật Thi đua, khen thưởng). Nhiều trường hợp đề nghị vận dụng khen thưởng không đúng quy định của luật; bình xét danh hiệu thi đua và khen thưởng còn nể nang, cào bằng, luân phiên. Chỉ đạo triển khai các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng còn chậm, có đơn vị còn triển khai hình thức, chất lượng kém.
Thực trạng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ chuyên trách thi đua, khen thưởng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, có những mặt còn yếu kém, tổ chức không ổn định và thiếu thống nhất. Kiện toàn tổ chức chưa đi đôi với việc bố trí, phân công cán bộ và xây dựng chức danh, tiêu chuẩn cán bộ. Năng lực tham mưu, tổ chức vận động cán bộ của các cán bộ chuyên trách thi đua, khen thưởng còn hạn chế. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng. Tham mưu nghiên cứu mới chỉ tập trung vào công tác khen thưởng, chưa chú trọng tham mưu tổ chức, phát động các phong trào thi đua và nhân rộng điển hình tiên tiến. Việc khen thưởng có những trường hợp còn dập khuôn, máy móc; nhiều trường hợp đề nghị khen thưởng nhưng tính tiêu biểu và nêu gương chưa cao, chưa có tính lan tỏa trong toàn thể cán bộ.
Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thi đua, khen thưởng trong giai đoạn 2015 - 2018 tại các cơ quan chuyên môn chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Nhiều thời điểm, nhiều đơn vị việc quán triệt, chấp hành các chính sách thi đua, khen thưởng còn hạn chế. Nhiều cán bộ công chức, viên chức chưa nghiên cứu kỹ, sâu các quy định về công tác thi đua, khen thưởng. Công tác quán triệt các chính sách về thi đua, khen thưởng vẫn còn mang tính hình thức. Thực tế còn nhiều trường hợp công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng chưa đảm bảo công bằng, đúng đối tượng, đôi lúc còn mang cảm tính, chưa xét đến thành tích thực sự của từng cá nhân. Đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở
các đơn vị trực thuộc hầu hết là kiêm nhiệm, không được đào tạo bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp do đó quá trình thực hiện nhiệm vụ gặp không ít khó khăn, kết quả công tác chưa cao. Công tác tuyên truyền có nơi, có lúc chưa được chú trọng, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa được đổi mới, chưa đảm bảo sâu rộng và thiết thực đến toàn thể các công chức, viên chức, người lao động và nhân dân
3.2.3.2. Nguyên nhân khách quan
Tình hình kinh tế xã hội của thủ đô Viêng Chăn khá phát triển, tuy nhiên so với yêu cầu của thời kỳ mới thì còn nhiều hạn chế, còn chậm so với thủ đô Hà Nội cũng như những nước láng giềng. Bên cạnh đó, lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế trong nước, diễn biến bất lợi của thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng, giá cả vật nuôi, giá cả một số vật tư thiết yếu tăng cao, thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, hàng tồn kho nhiều… đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội Viêng Chăn. Có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên là:
Thứ nhất, do hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước Lào về công tác thi đua khen thưởng chưa thực sự đầy đủ, chưa bao quát và chưa bám sát vào các hoạt động thi đua khen thưởng trên thực tế. Đây được xem là nguyên nhân khách quan, bởi hệ thống pháp luật của Nhà nước luôn luôn hoàn thiện như lại không thể hoàn thiện được bởi sự vận động và biến đổi của các quan hệ xã hội, các quan hệ luôn luôn phát sinh, phát triển và biến đổi không ngừng, còn pháp luật có tính chất tương đối ổn định, nó sẽ ra đời sau khi các quan hệ xã hội đã phát sinh cần có pháp luật điều chỉnh. Chính vì vậy các văn bản pháp luật về thi đua khen thưởng còn thiếu và chưa đầy đủ.
Thứ hai, do năng lực lập pháp, lập quy của đội ngũ những người làm luật của nước CHDCND Lào ở một trình độ nhất định, không thể bao quát hết và không thể làm ra được những luật, những quy định mang tính vượt trội so với trình độ nhận thức của mình. Thoạt nghe thì đây có vẻ như nguyên nhân chủ quan, nhưng không phải chủ quan mà đây chính là khách quan vì khách quan do trình độ của cả một hệ thống chưa được đào tạo bài bản và đẩy đủ.
Thứ ba, do nguồn lực về kinh tế, về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng hệ thống các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ về thi đua khen
thưởng để hoàn thiện hệ thống, hoàn thiện tổ chức bộ máy thực thi công vụ liên quan đến công tác thi đua khen thưởng được tốt hơn.
Thứ tư, do nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng còn yếu, so với trình độ phát triển của Nhà nước Lào, là quốc gia đang phát triển, công tác tổ chức nhân sự còn chưa được chú trọng đúng mức cho hoạt động thi đua khen thưởng, số biểu dương khen thưởng chưa có nhiều, điều kiện khích lệ chưa cao.
Tiểu kết chương 2
Trong Chương 2 luận văn đã khái quát được những đặc điểm về tình hình kinh tế, xã hội của thủ đô Viêng Chăn, về các nội dung của thể chế nhà nước về thi đua khen thưởng, các nội dung chính trong tổ chức các chính sách về thi đua khen thưởng. Đồng thời cá nhân tác giả cũng đã thống kê khá đầy đủ những nội dung trong quá trình thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thủ đô Viêng Chăn trong thời gian qua. Số liệu của mỗi đơn vị được thu thập chi tiết ở từng bước trong quy trình tổ chức thực hiện cùng với việc đánh giá mức độ tác động của việc thực thi chính sách, thể chế về thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ở thủ đô Viêng Chăn. Từ những nội dung trên, tác giả cũng đã chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực thi, triển khai thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng đối với công chức các cơ quan chuyên môn trong giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng các thể chế, cụ thể là các chương trình, kế hoạch về thi đua, khen thưởng gần như thiếu hẳn sự tham gia đóng góp ý kiến của đối tượng chính sách làm cho các chương trình dự án này không sát với thực tế gây khó khăn cho cấp thực hiện và cả đối tượng chính sách. Do đó, yêu cầu đặt ra cho cán bộ công chức ở các cơ quan chuyên môn trong thời gian tới là cần tập trung hoàn thiện pháp luật, thể chế, quy trình chuẩn về thi đua khen thưởng để tổ chức triển khai thực hiện chính sách, xây dựng một mô hình phù hợp cho việc thực hiện chính sách trong đó đối tượng chính sách được lấy là trung tâm. Những nội dung được triển khai ở Chương 2 chính là căn cứ quan trọng để ở Chương 3 luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thi đua khen