Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng từ thực tiễn thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 43 - 47)

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:

Thủ đô Viêng Chăn nằm ở vùng Trung Lào, có tổng diện tích là 3.920 km2

(chiếm khoảng 1,7% diện tích cả nước), dân số trung bình năm 2015 là 875.261 người (chiếm khoảng 13% dân số cả nước), mật độ khoảng 203 người/km2. Dân số thủ đô Viêng Chăn phân bố rất không đều, trong khi các huyện ngoại thành có mật độ dân số rất thấp như Sangthong 37 người/ km2 Naxaythong 49 người/km2, thì các huyện nội thành lại có mật độ dân số rất cao như Chanthabuly lên tới 2.252 người/km2, Sisattanak 2.018 người/km2… Thủ đô Viêng Chăn hiện có 9 huyện là Chanthabuly, Sikhottabong, Xaysettha, Sisattanak, Naxaythong, Xaythany, Hatxayfong, Sangthong, Parknguem. Quy mô diện tích, dân số, mật độ dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện có sự chênh lệch nhau rất lớn (huyện lớn nhất là Naxaythong có diện tích gấp 39 lần huyện nhỏ nhất là Chanthabuly).

Đặc điểm địa hình:

Thủ đô Viêng Chăn nằm kẹp giữa 3 phía là các dãy núi cao và phía còn lại là sông Mekong. Địa hình bao gồm 2 vùng rõ rệt: vùng thứ nhất là phần phía Nam của đồng bằng Viêng Chăn, thuộc lưu vực sông Nặm Ngừm, có diện tích khoảng 3.298 km2 , chiếm khoảng 84,13% diện tích tự nhiên. Vùng này có dạng lòng chảo, được bao bọc bởi các dãy núi cao là Phou Pha Năng ở phía Tây, Phou Khao Khoai ở phía Bắc. Đây là vùng tương đối bằng phẳng, với khoảng trên 70% diện tích có độ cao dưới 200m so với mực nước biển; Vùng thứ hai, là phần còn lại của thành phố (huyện Sangthong) nằm ở phía Tây dãy núi Phou Pha Năng, thuộc

lưu vực các sông Nặm Ton và Nặm Sang có diện tích 623,1 km2 chiếm 15,87% diện tích tự nhiên toàn Thủ đô.

Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất: điều kiện đất đai vùng thủ đô Viêng Chăn thích hợp để phát triển một nền nông lâm nghiệp phong phú đa dạng, từ các loại cây ngắn ngày như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm đến cây dài ngày như các loại cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới, cây công nghiệp lâu năm.

Các vùng đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp thường phân bố thành các vùng lớn và tập trung, địa hình bằng hoặc lượn sóng nhẹ, thuận lợ cho khai thác sử dụng.Đây là ưu thế có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đối với phát triển một nền sản xuất quy mô lớn và tập trung.

Tài nguyên khoáng sản: tài nguyên khoáng sản của Thủ đô Viêng Chăn chỉ có quy mô nhỏ và vừa. Các khoáng sản gồm có: nhóm chất cháy: khí cháy, than đá, than bùn; Nhóm chất kim loại: sắt, vàng (có ở nhiều nơi nhưng khối lượng nhỏ), mangan, chì và kẽm; Nhóm chất phi kim loại: muối, đá anhydrite; Nhóm nguyên liệu xây dựng: các loại đất xét, cát, sỏi…; Nhóm chất đá quý: tectit màu đan, đá trang sức (silick). Mặc dù có nguồn tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán nên chưa thuận lợi cho khai thác công nghiệp trong những năm trước mắt. Tiềm năng rừng còn lớn, nhưng chất lượng và cơ cấu rừng đang thay đổi theo xu hướng bất lợi.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân số:

Thủ đô Viêng Chăn có dân số đông thứ hai sau tỉnh Sa Văn Na Khệt. Dân số năm 2019 của toàn Thủ đô khoảng 1200 ngàn người. Lao động trong độ tuổi là khoảng 865 ngàn người, chiếm 52% dân số của Thủ đô. Lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân chiếm 75% lao động trong độ tuổi. Theo dự báo của Viện chiến lược phát triển dân số của Thủ đô, thủ đô Viêng Chăn đến năm 2025 là 2000 nghìn người, trong đó lao động trong độ tuổi là 1450 nghìn người. Với nguồn nhân lực như trên vừa là sức ép trong vấn đề giải quyết việc

làm cho người lao động, vừa là thế mạnh của Thủ đô nếu biết tận dụng, đặc biệt là tận dụng nguồn lao động rẻ.

Kết cấu hạ tầng cơ sở:

Giao thông: hệ thống giao thông trên địa bàn gồm đường thủy, đường bộ và hàng không thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu kinh tế với các vùng.

Về đường bộ: có các tuyến quốc lộ 13 Bắc, Nam, quốc lộ 1 và hệ thống đường giao thông trong các huyện, Thủ đô tổng chiều dài khoảng 2.500 km, trong đó đường nhựa chỉ có khoảng 400 km, đường đất đỏ khoảng 500 km và đường đá khoảng 1.600 km. Các đường phố trên cũng thường xuyên được nâng cấp cải tạo đảm bảo cho việc đi lại được thuận tiện.

Đường thủy: các con sông chạy qua địa phần Thủ đô Viêng Chăn chủ yếu là sông Mekong và sông Ngưm thuận lợi cho việc vận tải hành khách và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bãi bồi và độ sâu nên không cho phép tàu thuyền trọng tải lớn qua lại. Nhìn chung, việc khai thác đường thủy chưa được quan tâm đầu tư nhiều.

Hạ tầng hệ thống điện: nguồn điện cung cấp cho thủ đô Viêng Chăn hiện nay là điện lưới quốc gia thông qua trạm biến áp Phôn Toong, Viêng Chăn. Hiện nay mạng lưới điện đã đến 100% số bản và tất cả các làng, bản vùng sâu, vùng xa, 99% số hộ có điện sinh hoạt. Lưới điện trên địa bàn Thủ đô bao gồm các cấp điện áp theo nhu cầu của người dân… Điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt được phục vụ 24/24 giờ và không ngừng tăng.Phụ tải công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tiêu thụ điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các khu công nghiệp. Hệ thống chiếu sáng bản, xóm, huyện, Thủ đô đang được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh hoạt, đi lại đảm bảo an ninh trật tự, bảo đảm mỹ quan đô thị.

Hệ thống bưu chính viễn thông: ở Viêng Chăn là trung tâm dịch vụ bưu chính viễn thông của cả nước và có tốc độ phát triển rất nhanh. Hiện nay Lào đang sử dụng thử hệ viễn thông 4G. Nhìn chung các điểm bưu điểm và viễn thông liên lạc đều đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, phát hành báo chí ở địa phương, nhưng cũng vẫn chưa tận dụng hết công suất của hệ thống nói trên. Như vậy nếu

không nghiên cứu kỹ về việc nâng cấp công nghệ hiện đại thì sẽ trở thành lãng phí tài sản của quốc gia.

Hệ thống tài chính – ngân hàng: ngân sách Thủ đô được cơ cấu lại theo hướng tích cực, hoàn thiện bước đầu về các loại thuế để động viên sản xuất kinh doanh và tăng nguồn thu. Cơ cấu thu – chi ngân sách đã từng bước được cải tiến cho phù hợp hơn, việc sử dụng ngân sách được quản lý chặt chẽ, bảo đảm chi đúng mục đích. Đến nay, Thủ đô đã có 32 các ngân hàng và chi nhành ngân hàng, có nhiều các tổ chức tín dụng và các quỹ góp của các hộ dân hoạt động trên cơ sở có sự quản lý của ngân hàng Trung ương Lào.

Dịch vụ tài chính – ngân hàng Thủ đô đã có những bước tiến rõ rệt trong những năm gần đây. Hệ thống ngân hàng và kho bạc hoạt động tốt, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Mức vốn huy động liên tục tăng qua các năm. Hoạt động cho vay ngày càng được cải tiến, bảo đảm thực hiện nhanh chóng, kịp thời.

Điều kiện và vị trí kinh tế của Thủ đô:

Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi là nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Trung, thủ đô Viêng Chăn có rất nhiều tiềm năng và lợi thế thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong giai đoạn 2011 – 2015 Thủ đô Viêng Chăn đã có nhiều chính sách để phát huy lợi thế đó và thu hút, đầu tư có hiệu quả mọi nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bằng những cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư hợp lý, thủ đô Viêng Chăn đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. GDP của Thủ đô đạt tốc độ bình quân 12,17%/năm, vượt cao hơn bình quân chung của cả nước (7,70%). Những năm gần đây, thủ đô Viêng Chăn là một trong những khu vực dẫn đầu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 2014- 2019 thủ đô Viêng Chăn đã đạt được một bước mới trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển.

Vị trí kinh tế của thủ đô Viêng Chăn: thủ đô Viêng Chăn là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục, quốc phòng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, nằm ở trung tâm của vùng Trung Lào, Viêng Chăn không những là đầu

mối giao thông quan trọng mà còn có vị trí quan trọng về kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng từ thực tiễn thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)