Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng từ thực tiễn thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 64 - 69)

3.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng; chưa đầu tư thời gian tương xứng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng.

Đối tượng tham gia thi đua thường ít quan tâm đến chính sách thi đua, khen thưởng mà thường để ý đến kết quả được xét thưởng vào dịp cuối năm, đặc biệt đối với người trực tiếp lao động lại càng ít quan tâm đến thi đua, khen thưởng vì bản thân đối tượng này ít khi được xét thưởng.

Một số đơn vị chưa chấp hành nghiêm quy định của chính sách thi đua, khen thưởng (cụ thể là Luật Thi đua, khen thưởng). Nhiều trường hợp đề nghị vận dụng khen thưởng không đúng quy định của luật; bình xét danh hiệu thi đua và khen thưởng còn nể nang, cào bằng, luân phiên. Chỉ đạo triển khai các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng còn chậm, có đơn vị còn triển khai hình thức, chất lượng kém.

Thực trạng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ chuyên trách thi đua, khen thưởng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, có những mặt còn yếu kém, tổ chức không ổn định và thiếu thống nhất. Kiện toàn tổ chức chưa đi đôi với việc bố trí, phân công cán bộ và xây dựng chức danh, tiêu chuẩn cán bộ. Năng lực tham mưu, tổ chức vận động cán bộ của các cán bộ chuyên trách thi đua, khen thưởng còn hạn chế. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng. Tham mưu nghiên cứu mới chỉ tập trung vào công tác khen thưởng, chưa chú trọng tham mưu tổ chức, phát động các phong trào thi đua và nhân rộng điển hình tiên tiến. Việc khen thưởng có những trường hợp còn dập khuôn, máy móc; nhiều trường hợp đề nghị khen thưởng nhưng tính tiêu biểu và nêu gương chưa cao, chưa có tính lan tỏa trong toàn thể cán bộ.

Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thi đua, khen thưởng trong giai đoạn 2015 - 2018 tại các cơ quan chuyên môn chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Nhiều thời điểm, nhiều đơn vị việc quán triệt, chấp hành các chính sách thi đua, khen thưởng còn hạn chế. Nhiều cán bộ công chức, viên chức chưa nghiên cứu kỹ, sâu các quy định về công tác thi đua, khen thưởng. Công tác quán triệt các chính sách về thi đua, khen thưởng vẫn còn mang tính hình thức. Thực tế còn nhiều trường hợp công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng chưa đảm bảo công bằng, đúng đối tượng, đôi lúc còn mang cảm tính, chưa xét đến thành tích thực sự của từng cá nhân. Đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở

các đơn vị trực thuộc hầu hết là kiêm nhiệm, không được đào tạo bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp do đó quá trình thực hiện nhiệm vụ gặp không ít khó khăn, kết quả công tác chưa cao. Công tác tuyên truyền có nơi, có lúc chưa được chú trọng, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa được đổi mới, chưa đảm bảo sâu rộng và thiết thực đến toàn thể các công chức, viên chức, người lao động và nhân dân

3.2.3.2. Nguyên nhân khách quan

Tình hình kinh tế xã hội của thủ đô Viêng Chăn khá phát triển, tuy nhiên so với yêu cầu của thời kỳ mới thì còn nhiều hạn chế, còn chậm so với thủ đô Hà Nội cũng như những nước láng giềng. Bên cạnh đó, lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế trong nước, diễn biến bất lợi của thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng, giá cả vật nuôi, giá cả một số vật tư thiết yếu tăng cao, thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, hàng tồn kho nhiều… đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội Viêng Chăn. Có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên là:

Thứ nhất, do hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước Lào về công tác thi đua khen thưởng chưa thực sự đầy đủ, chưa bao quát và chưa bám sát vào các hoạt động thi đua khen thưởng trên thực tế. Đây được xem là nguyên nhân khách quan, bởi hệ thống pháp luật của Nhà nước luôn luôn hoàn thiện như lại không thể hoàn thiện được bởi sự vận động và biến đổi của các quan hệ xã hội, các quan hệ luôn luôn phát sinh, phát triển và biến đổi không ngừng, còn pháp luật có tính chất tương đối ổn định, nó sẽ ra đời sau khi các quan hệ xã hội đã phát sinh cần có pháp luật điều chỉnh. Chính vì vậy các văn bản pháp luật về thi đua khen thưởng còn thiếu và chưa đầy đủ.

Thứ hai, do năng lực lập pháp, lập quy của đội ngũ những người làm luật của nước CHDCND Lào ở một trình độ nhất định, không thể bao quát hết và không thể làm ra được những luật, những quy định mang tính vượt trội so với trình độ nhận thức của mình. Thoạt nghe thì đây có vẻ như nguyên nhân chủ quan, nhưng không phải chủ quan mà đây chính là khách quan vì khách quan do trình độ của cả một hệ thống chưa được đào tạo bài bản và đẩy đủ.

Thứ ba, do nguồn lực về kinh tế, về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng hệ thống các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ về thi đua khen

thưởng để hoàn thiện hệ thống, hoàn thiện tổ chức bộ máy thực thi công vụ liên quan đến công tác thi đua khen thưởng được tốt hơn.

Thứ tư, do nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng còn yếu, so với trình độ phát triển của Nhà nước Lào, là quốc gia đang phát triển, công tác tổ chức nhân sự còn chưa được chú trọng đúng mức cho hoạt động thi đua khen thưởng, số biểu dương khen thưởng chưa có nhiều, điều kiện khích lệ chưa cao.

Tiểu kết chương 2

Trong Chương 2 luận văn đã khái quát được những đặc điểm về tình hình kinh tế, xã hội của thủ đô Viêng Chăn, về các nội dung của thể chế nhà nước về thi đua khen thưởng, các nội dung chính trong tổ chức các chính sách về thi đua khen thưởng. Đồng thời cá nhân tác giả cũng đã thống kê khá đầy đủ những nội dung trong quá trình thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thủ đô Viêng Chăn trong thời gian qua. Số liệu của mỗi đơn vị được thu thập chi tiết ở từng bước trong quy trình tổ chức thực hiện cùng với việc đánh giá mức độ tác động của việc thực thi chính sách, thể chế về thi đua, khen thưởng từ thực tiễn ở thủ đô Viêng Chăn. Từ những nội dung trên, tác giả cũng đã chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực thi, triển khai thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng đối với công chức các cơ quan chuyên môn trong giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng các thể chế, cụ thể là các chương trình, kế hoạch về thi đua, khen thưởng gần như thiếu hẳn sự tham gia đóng góp ý kiến của đối tượng chính sách làm cho các chương trình dự án này không sát với thực tế gây khó khăn cho cấp thực hiện và cả đối tượng chính sách. Do đó, yêu cầu đặt ra cho cán bộ công chức ở các cơ quan chuyên môn trong thời gian tới là cần tập trung hoàn thiện pháp luật, thể chế, quy trình chuẩn về thi đua khen thưởng để tổ chức triển khai thực hiện chính sách, xây dựng một mô hình phù hợp cho việc thực hiện chính sách trong đó đối tượng chính sách được lấy là trung tâm. Những nội dung được triển khai ở Chương 2 chính là căn cứ quan trọng để ở Chương 3 luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thi đua khen thưởng ở thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng từ thực tiễn thủ đô viêng chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)