Từ thực tiễn công tác thi đua, khen thưởng ở các địa phương của Việt Nam, trên cơ sở phân tích và tiếp thu những mặt làm tốt và những mặt chưa tốt, thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào đã rút ra một số bài học kinh nghiệm quý giá như sau:
Thứ nhất: Nội dung phong trào thi đua phải gắn liền với nhiệm vụ chính trị
trọng tâm của đơn vị, địa phương trong từng giai đoạn cụ thể; coi trọng việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, tiêu chí thi đua; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng nhân tố điển hình và tập trung chỉ đạo phong trào ở cơ sở theo phương châm hướng mạnh về cơ sở. Điều này làm nền tảng cho các hoạt động được triển khai về công tác thi đua khen thưởng, gắn thi đua, khen thưởng với thực tiễn hoạt động của toàn hệ thống công vụ, trong đội ngũ cán bộ công chức ở các cơ quan nhà nước.
Thứ hai: Công tác tuyên truyền, biểu dương, phổ biến kinh nghiệm hay của
các gương điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng phải được tổ chức thường xuyên để kịp thời nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo sức lan toả rộng khắp. Để các chương trình về thi đua khen thưởng được lan rộng trong toàn thể
đội ngũ cán bộ, công chức thì vấn đề tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt để khích lệ các cán bộ, công chức ở thủ đô Viêng Chăn
Thứ ba: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; sự quản lý, điều hành của chính quyền
các cấp và công tác phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể với các ngành, các cấp; vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức, triển khai công tác thi đua, khen thưởng là yếu tố quyết định để tổ chức các phong trào thi đua có hiệu quả. Chính sự lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt và thống nhất này mang lại hiệu quả cho hoạt động thi đua khen thưởng tại các cơ quan, công sở, giúp cho các cá nhân cán bộ, công chức hang say hoạt động, không ngừng thi đua lao động, sản xuất và cống hiến cho tổ chức, khi tham gia vào các phong trào, các hoạt động sẽ giúp cho họ trưởng thành hơn, và khi có thành tích tốt thì sự biểu dương, khen thưởng sẽ khích lệ họ.
Thứ tư: Công tác khen thưởng phải đúng quy định, đảm bảo khách quan, dân
chủ, công bằng, công khai. Coi trọng khen thưởng những tập thể nhỏ, cá nhân trực tiếp làm việc, lao động ở cơ sở, nhất là nông dân, công nhân lao động. Bất cứ hoạt động nào trong công tác quản lý nhà nước, thi hảnh pháp luật cũng cần phải ưu tiên hàng đầu nguyên tắc đảm bảo đúng pháp luật, đúng quy đinh, quy trình thủ tục, không những thế cũng cần đảm bảo công bằng, dân chủ và công khai, đây chính là những nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho mọi hoạt động, trong đó có công tác thi đua, khen thưởng.
Thứ năm: Phải thường xuyên quan tâm củng cố bộ máy và cán bộ làm công
tác thi đua, khen thưởng ở các cấp; các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể đảm bảo về số lượng, có năng lực, năng động sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua hiện nay. Đây được xem như bài học vô cùng quý giá cho công tác thi đua khen thưởng ở thu đô Viêng Chăn noi theo. Từ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền sẽ góp phần cũng cố bộ máy, hoàn thiện về các tổ chức quản lý, điều hành công tác thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó thì nhân tố con người, nguồn nhân lực công thực thi công vụ trong hoạt động thi đua khen thưởng cũng cần đặc biệt quan tâm bởi vì con người chính là gốc của mọi
thắng lợi.Việc củng cố tổ chức bộ máy và nhân sự chính là yêu cầu cơ bản và đảm bảo cho thành công của hoạt động thi đua khen thưởng.
Thứ sáu: Phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công
tác thi đua khen thưởng ở cơ sở, để kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém, khó khăn vướng mắc. Trong hoạt động công vụ thì không thể thiếu được sự kiểm tra, giám sát, ở hoạt động thực thi pháp luật về thi đua khen thưởng cũng vậy, kiểm tra giám sát không phải là để tìm ra những sai trái để xử lý, xử phạt mà mục đích của kiểm tra là để uốn nắn công tác, chấn chỉnh sớm những sai phạm để có những điều chỉnh, hướng dẫn kịp thời giúp cho hoạt động thực thi pháp luật về thi đua khen thưởng đi đúng hướng đích ban đầu. Để làm tốt điều này cần chú trong hoàn thiện các quy định về thi đua khen thưởng, để làm căn cứ kiểm tra, giám sát, đồng thời phải kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi công vụ về thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Tiểu kết chương 1
Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Lào luôn luôn quan tâm, chú trọng tới đời sống của đội ngũ cán bộ công chức, chiến sĩ trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời luôn coi thi đua, khen thưởng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong những năm qua, cùng những thành tựu chung của đất nước, thi đua, khen thưởng đã có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Nhận thức được vai trò của công tác thi đua, khen thưởng, cũng như các thể chế trong lĩnh vực thi đua khen thưởng cần được bổ sung và hoàn thiện.
Chương 1 của luận văn đã tập trung khái quát những vấn đề mang tính lý luận như các khái niệm thi đua, khen thưởng, thể chế về thi đua khen thưởng, chính sách thi đua, khen thưởng, đặc điểm của thi đua khen thưởng và việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng. Từ đó luận văn xây dựng khung lý thuyết về các nội dung của thể chế về thi đua khen thưởng cũng như các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới thể chế nhà nước về thi đua khen thưởng. Trong chương này luận văn cũng trình bày một số kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua ở Việt Nam mà điển hình là ở hai thành phố lớn như Thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. Nội dung của Chương 1 là nền tảng, điều kiện cơ sở lý luận cho tác giả tiến hành phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách, tổ chức triển khai thể chế về thi đua, khen thưởng, của Thủ đô Viêng Chăn ở Chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN