Tăng cường nguồn lực tài chính và các điều kiện hỗ trợ trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội hiện nay (Trang 92 - 96)

việc thực thi chính sách ưu đãi người có công

3.3.4.1. Đẩy mạnh xã hội hóa chính sách

Cách mạng là công tác rất quan trọng của Đảng và Nhà nước, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, nên không phải một sớm một chiều có thể chăm sóc chu đáo người có công, nhất là trên phương diện sử dụng ngân sách Nhà nước. Do đó xã hội hóa công tác chăm sóc người có công là sự lựa chọn đúng đắn, bởi thông qua xã hội hóa việc thực thi chính sách đối với người có công sẽ phát huy nguồn lực trong nhân dân, tạo sức mạnh tống hợp.

Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người có công là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước ta, thể hiện qua nhiều chủ trương chính sách. Các tổ chức xã hội cũng như cá nhân ngày càng thể hiện nhiều hơn tấm lòng tri ân đối với người có công. Ngoài nguồn ngân sách của Nhà nước, xã hội hóa công tác chăm sóc người có công đã và đang là xu hướng cần được đẩy mạnh.

Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc chăm sóc người có công, thông qua hệ thống văn bản chính sách ưu đãi. Cùng với chính sách ưu đãi của Nhà nước, sự quan tâm của cộng đồng đã tạo nên nguồn lực to lớn giúp đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công ngày càng được cải thiện, đồng thời tạo mọi điều kiện và nguồn lực có thể để bản thân người có công tự nỗ lực vươn lên.

Sự đóng góp của cộng đồng là nguồn lực không thể thiếu để đạt mục tiêu của chính sách và là nguồn bổ sung phong phú để góp phần cùng Nhà nước chăm lo tốt hơn, chu đáo hơn đời sống người có công. Tiềm năng của cộng đồng là nguồn bù đắp những thiếu hụt của các gia đình chính sách và bổ sung những nội dung mà chính sách Nhà nước với tính chất là mặt bằng chung cho các đối tượng không thể đạt tới, kịp thời giải quyết những nhu cầu bức xúc trong cuộc sống của gia đình chính sách ngay tại khu dân cư với những hình thức, biện pháp sáng tạo và sinh động. Cũng chính từ đó mà quan hệ giữa các tầng lớp Nhân dân với người có công được củng cố và gắn bó mật thiết hơn, góp phần giáo dục lòng yêu nước, giữ vững niềm tự hào dân tộc, củng cố hậu phương quân đội, động viên thế hệ hôm nay và mai sau biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những tinh hoa trong sự nghiệp đổi mới đất nước, qua đó thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng từ cơ sở.

Chăm sóc người có công là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội… Thời gian tới cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân và mọi thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với những gia đình có công với đất nước.

Để công tác chăm sóc người có công đạt hiệu quả, trước hết các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", xây dựng chương trình tình nghĩa không những cần tăng về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, có khả năng huy động cao nguồn lực trong nhân dân. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cần được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn, thu hút được sự đóng góp của nhiều tầng lớp Nhân dân, đơn vị, cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, kiều bào ở nước ngoài…. Có như vậy, việc kết hợp nguồn lực của nhà nước, cộng đồng và bản thân người có công mới phát huy được tối đa sức mạnh trong việc chăm sóc người có công.

Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2016 của huyện Quốc Oai, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất đạt 11,6%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 34,2 triệu đồng/người/năm, thu ngân sách đạt 408 tỷ đồng, vượt dự toán 17,7% và tăng 61,4% so với năm 2015.

Bên cạnh những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế như: một số sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chưa đạt chỉ tiêu chất lượng, một số mặt văn hóa - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Nhiều năm qua, phong trào Đền ơn đáp nghĩa với 05 chương trình tình nghĩa cụ thể đã trở thành phong trào cách mạng sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của huyện được sử dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công, chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ, phụng dưỡng suốt đời Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gặp khó khăn.

3.3.4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, giải quyết chế độ chính sách và tổ chức thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công

Công nghệ thông tin tạo ra cuộc cách mạng lớn lao trong mọi mặt của đời sống xã hội. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước là hướng đi cơ bản và quan trọng nhằm cải tiến việc triển khai các mức độ dịch vụ công.

Tác dụng của công nghệ thông tin không những bảo đảm thực hiện tốt dịch vụ công mà còn cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ công, tăng cường các mối quan hệ tương tác của Nhà nước với công dân, đối tượng người có công, giảm gánh nặng thủ tục hành chính đối với người dân, dẫn đến thay đổi cơ bản về cơ cấu tổ chức và quy trình cung cấp dịch vụ công.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng và quản lý chi trả trợ cấp ưu đãi người có công, đặc biệt là quản lý hồ sơ đối tượng, di chuyển

hài cốt liệt sĩ đi và đến tại các nghĩa trang trong và ngoài huyện. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chế độ chính sách đối với người có công có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm bảo đảm độ chính xác, quản lý khoa học đối với việc giải quyết chế độ đối với người có công.

Ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính đã góp phần nâng cao năng lực hoạt động, quản lý điều hành của các cơ quản lý nhà nước. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức được tổ chức thường xuyên và hiệu quả.

Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ ứng dụng công nghệ thông tin của đã được đồng bộ từ xã lên huyện và thành phố. Hệ thống giao ban trực tuyến của xã đến huyện với thành phố được đồng bộ, cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của huyện được đầu tư xây dựng. Hệ thống phần mềm quản lý văn bản phục vụ điều hành, quản lý công việc được triển khai đầy đủ từ huyện đến các xã, thị trấn. Mỗi đồng chí lãnh đạo từ huyện đến xã, thị trấn đều được trang bị 01 máy tính bảng (ipad) trong thực hiện nhiệm vụ. Cổng thông tin điện tử của huyện ngày càng được hoàn thiện và vận hành đầy đủ theo quy định.

Trong quản lý nhà nước đối với ưu đãi người có công, công tác ứng dụng công nghệ thông tin cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Một là, xây dựng hạ tầng kỹ thuật; ứng dụng trong hoạt động của các

cơ quan nhà nước; phát triển công nghệ thông tin phục vụ người có công; xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu trọng điểm; phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. Giải pháp quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực, trong đó tập trung vào việc tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin các cấp. Thực hiện chính sách đặc thù nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao và có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ công nghệ

thông tin. Tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển phù hợp với điều kiện của huyện. Bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức.

Hai là, kết hợp chặt chẽ việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin

trong hoạt động giải quyết chế độ chính sách đối với người có công. Đa dạng hóa các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao hiệu quả đầu tư về sử dụng tiện ích trong công nghệ thông tin.

Ba là, tăng cường mối liên hệ công tác giữa các cơ quan nhà nước, các tổ

chức đoàn thể trong việc giải quyết chế độ chính sách thông qua các dịch vụ trực tuyến và hệ thống thông tin đảm bảo thống nhất, ổn định và thường xuyên.

Bốn là, thực hiện ngay việc tập huấn nghiệp vụ khai tác và sử dụng,

quản lý các phần mềm tin học trong lĩnh vực giải quyết chế độ chính sách đối với người có công như phần mềm quản lý và chi trả trợ cấp người có công; phần mềm quản lý lưu trữ hồ sơ người có công; phần mềm quản lý và theo dõi mộ, nghĩa trang liệt sĩ…

Năm là, các cơ quan truyền thông, tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền,

phổ biến để người dân và người có công biết về các dịch vụ hành chính công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội hiện nay (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)