các văn kiện, nghị quyết của Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo liên quan đến chính sách ưu đãi người có công để làm cơ sở định hướng trong quá trình tổ chức thực thi chính sách.
Thường xuyên hướng dẫn xây dựng kế hoạch cho Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và công chức làm công tác lao động thương binh và xã hội nắm vững các văn bản pháp luật, quy định về thực hiện chính sách ưu đãi người có công để tổ chức thực hiện một cách hiệu quả nhất.
3.2.2. Đẩy mạnh việc nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi người có công chính sách ưu đãi người có công
Việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách ưu đãi người có công cần đảm bảo theo các nội dung sau:
Thứ nhất pháp luật ưu đãi người có công phù hợp và gắn liền với tăng
trưởng kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Nhằm thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công.
Thứ hai pháp luật về ưu đãi người có công đảm bảo tính công bằng.
Chế độ ưu đãi người có công phải phù hợp với công lao, hoàn cảnh của từng người, phù hợp với môi trường xã hội hiện tại. Góp phần ổn định chính trị - kinh tế - xã hội, tạo nên một xã hội tiến bộ.
Thứ ba pháp luật ưu đãi người có công đảm bảo tính toàn diện. Công
vật chất lẫn tinh thần. Pháp luật ưu đãi người có công phải thể hiện được tính đồng bộ, thống nhất từ khâu soạn thảo, xây dựng đến thực hiện chính sách trong thực tiễn.
Thứ tư pháp luật ưu đãi người có công đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp
với địa phương và xã hội nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, tạo ra trật tự, ổn định và kỷ cương.
3.2.3. Tăng cường nguồn lực để duy trì thực thi tốt chính sách ưu đãi người có công
Nhà nước tăng cường, củng cố và duy trì ổn định bộ máy tổ chức thực hiện chính sách.
Đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội là thực hiện chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách ưu đãi người có công, đảm bảo quyền thụ hưởng chính sách của đối tượng người có công. Nhà nước phải bố trí nguồn kinh phí ổn định, có lộ trình tăng mức trợ cấp thường xuyên đối với người có công và bộ máy thực thi chính sách ưu đãi người có công.
3.3. Giải pháp bảo đảm thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội thời gian tới
Thấm nhuần sâu sắc đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện lời dạy ân cần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ”. Chính sách ưu đãi đối với người có công là đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ từng thời kỳ cách mạng, dựa trên phát triển kinh tế xã hội, nhằm mục đích ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hi sinh cao cả của những người có công, tạo mọi điều kiện, khả năng đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với người có công.
Chính sách đối với người có công là chính sách đặc biệt, vì vậy nó thể hiện rất rõ quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước.
Trong thời gian qua chính sách ưu đãi đối với người có công đã từng bước được hoàn thiện, chế độ trợ cấp ngày càng được nâng cao, thực hiện cùng lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, hậu quả của chiến tranh còn nặng nề và phức tạp, việc giải quyết các chế độ ưu đãi người có công vẫn còn là vấn đề lớn của đất nước, của xã hội. Nhất là giai đoạn hiện nay, do biến động của chính trị, xã hội trong khu vực và thế giới, vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh; công cuộc xây dựng đất nước cần sự động viên kịp thời đối với các thành phần trong xã hội. Do đó để xây dựng, hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công
3.3.1.1. Về đối tượng, phạm vi được hưởng ưu đãi
Cho đến nay đối tượng được hưởng ưu đãi theo Pháp lệnh ưu đãi người có công đã được mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây nhưng vẫn chưa bao quát được hết những đối tượng là người có công. Đặc biệt là những người có công, với sự nghiệp giải phóng dân tộc thì hệ thống pháp luật hiện hành chưa quy định một số đối tượng chưa được hưởng.
Ví như đối với Thanh niên xung phong, một đối tượng đóng vai trò quan trọng, có nhiều hy sinh, mất mát trong chiến tranh chỉ mới được quy định tại Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với Thanh niên xung phong đã hoàn thành nghĩa vụ trong kháng chiến, Thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến trong thời gian từ ngày 15/7/1950 đến 30/4/1975 đã hoàn thành nghĩa vụ; Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành
nhiệm vụ trong kháng chiến, chứ không được ghi nhận trong Pháp lệnh ưu đãi người có công số 04/2012/PL-UBTVQH13.
Những quy định về quyền được hưởng ưu đãi của những người có công đang sinh sống ở nước ngoài hay những quy định về người nước ngoài đã có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam cũng chưa được Pháp luật quy định.
Do vậy Pháp lệnh ưu đãi người có công cần thiết phải có sự đổi mới về đối tượng và phạm vi được hưởng ưu đãi. Cần phải có những quy định cụ thể, rõ ràng về những đối tượng trên. Góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật ưu đãi người có công mà còn là nền tảng để thực hiện công bằng xã hội. Người có công không chỉ được xác định trong thời kỳ cách mạng, thời kỳ kháng chiến mà cả thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Họ là những người có nhiều công hiến, đóng góp, hi sinh cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, cho cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do ngày càng phát triển như ngày nay. Dù là người Việt Nam hay người nước ngoài nếu có công với đất nước Việt Nam thì đều được ghi nhận và suy tôn.
Điều quan trọng nhất khi quy định những đối tượng này vào diện được hưởng ưu đãi là nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật ưu đãi xã hội ở nước ta, đồng thời nó đảm bảo được tính công bằng, sự tiến bộ của pháp luật, của xã hội; thể hiện được sự ghi nhận và tôn vinh những công lao của họ đối với đất nước. Đó là nguồn động viên, là động lực to lớn để những đối tượng này tiếp tục cống hiến cho Tổ quốc, đồng thời khích lệ các đối tượng khác trong xã hội phấn đấu học tập, rèn luyện để tiếp nối truyền thống cha anh.
3.3.1.2. Về các chế độ trợ cấp, ưu đãi
Chế độ ưu đãi của Nhà nước cần xét đến sự phù hợp toàn diện, phù hợp với hoàn cảnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, phù hợp với công lao, hoàn cảnh của từng người, với môi trường xã hội hiện tại… Đây là
sự phù hợp toàn diện ở các mặt đời sống kinh tế, đời sống chính trị, xã hội, văn hóa. Người có công cần được hưởng trợ cấp ưu đãi, các chế độ ưu đãi cơ bản khác như nhà ở, thuế, bảo hiểm y tế, giáo dục đào tạo.
Thực tiễn cho thấy, mặc dù mức trợ cấp hàng tháng, một lần cho những đối tượng người có công hiện nay nhìn chung là khá hợp lý, đảm bảo được cuộc sống tối thiểu cho họ. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, làm cho giá cả thị trường cũng có nhiều biến động, nhu cầu của con người ngày càng cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân trong đó có bộ phận người có công mà đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến những đối tượng người có công sống cô đơn không nơi nương tựa, già yếu, bệnh tật, chỉ sống bằng tiền trợ cấp của Nhà nước. Trước tình hình đó, cần phải nghiên cứu sửa đổi để nâng cao mức trợ cấp hơn nữa, đồng thời phải kịp thời điều chỉnh mức trợ cấp khi mà đời sống thực tế có những thay đổi bất lợi cho người có công.
Cùng với những đảm bảo về đời sống vật chất, thì đời sống tinh thần, sức khỏe… của những đối tượng này cũng phải được quan tâm, đảm bảo. Đời sống của người có công còn nhiều khó khăn, trong khi đó những di chứng do chiến tranh để lại khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế để được khám chữa bệnh miễn phí khi ốm đau hoặc vết thương bị tái phát. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức bảo hiểm y tế chỉ ở mức 4.5% tiền lương tối thiếu chung là còn quá thấp, chưa đảm bảo được việc chăm sóc sức khỏe cho những đối tượng đó.
Người có công là những người đã cống hiến, hi sinh cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ không có điều kiện để học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề, để có cơ hội tìm kiếm được việc làm tốt như bao con người bình thường khác, họ không có điều kiện để nuôi dạy con cái mình. Người có công và con cái của họ bị thiệt thòi rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là trong học tập,
đào tạo. Vì thế, con của người có công cần được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần để thế hệ cách mạng trong tương lai của đất nước đủ điều kiện học tập, rèn luyện trưởng thành tiếp bước vững vàng các thế hệ cách mạng đi trước, xây dựng, phát triển và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Cần phải có các quy định cụ thể để các đơn vị bố trí, nhận những học sinh, sinh viên là đối tượng chính sách vào làm việc sau khi ra trường.
Vấn đề việc làm là vấn đề thiết thực, quan trọng đối với người có công và thân nhân. Đối với những người còn sức lực, khả năng lao động, cần tạo lập, giúp đỡ họ trong lao động, việc làm, thuế, tín dụng… để họ nỗ lực vươn lên phát triển sản xuất, lao động sáng tạo góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ nên khuyến khích và có những ưu tiên, ưu đãi cho những doanh nghiệp, cơ quan nhận những đối tượng chính sách vào làm việc chứ không thể quy định bắt buộc phải nhận đối tượng này, bởi như thế là không khả thi vì đó là quyền tự chủ của cơ quan, doanh nghiệp. Đối với những trường hợp người có công có khả năng tự mình đứng ra sản xuất, kinh doanh, mở doanh nghiệp, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ bằng việc hỗ trợ vốn hoặc miễn giảm thuế trong một số năm đầu, hoặc giúp đỡ về công nghệ, đào tạo lao động kỹ thuật.
Việc chăm sóc đối tượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, thương binh, bệnh binh có tỷ lệ thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên cần phải được quy định cụ thể những chế độ chăm sóc y tế đặc biệt đối với họ.
3.3.1.3. Việc xây dựng pháp luật ưu đãi người có công.
Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế đã thu được những thành tựu đáng kể, từ đó cơ sở hạ tầng đã được xây dựng cơ bản và ngày một hiện đại, đời sống của nhân dân nói chung và của người có công nói riêng từng bước ổn định, đảm bảo. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cũng còn những khiếm khuyết do hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống. Hệ thống pháp luật ưu đãi người có công còn tản mạn, thiếu tính đồng bộ, thống nhất, hiệu quả pháp lý chưa cao. Pháp luật ưu đãi người có công mới chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là những người có công, quan niệm này không còn phù hợp nữa. "Một chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách ưu đãi người có công dù có được thiết kế tốt đến đâu cũng không thể bao phủ và quy định hết được những vấn đề gai góc của thực tiễn. Có những chính sách không thể đáp ứng hoàn toàn ngay được yêu cầu của tất cả mọi đối tượng liên quan" [9, tr 20].
Vì vậy, đòi hỏi cần phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung thêm các quy định còn thiếu, bỏ những quy định chưa phù hợp, xây dựng Luật Ưu đãi Người có công tạo công cụ pháp lý hữu hiệu giúp Nhà nước quản lý những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực ưu đãi người có công; đảm bảo cho tất cả các đối tượng người có công với đất nước đều phải ghi nhận, tôn vinh và hưởng những ưu đãi của Nhà nước, của cộng đồng. Qua đó thể hiện lòng biết ơn đối với những cống hiến của họ cho đất nước; góp phần bảo đảm tính pháp lý của Pháp luật ưu đãi người có công, từng bước tiến tới sự công bằng và tiến bộ xã hội. Đó sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện chính xác, đầy đủ, công khai, minh bạch, khách quan và đúng với quy định của pháp luật về những ưu đãi, trợ cấp đối với người có công. Đây còn là cơ sở để xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật ưu đãi người có công của cán bộ thực hiện công tác ưu đãi người có công; của những cá nhân, tổ chức làm ảnh hưởng tới quyền được hưởng ưu đãi của người có công hay vi phạm của chính những đối tượng này trong khi đang được hưởng những ưu đãi, trợ cấp của Nhà nước.
Việc tiến hành xây dựng Luật riêng ưu đãi người có công cần được tổng kết, rút kinh nghiệm, bài học thực tiễn, trên cơ sở kế thừa và phát huy
những mặt tích cực, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, không mang lại tính khả thi trong thực tế; sửa đổi, bổ sung những quy định mới để hoàn thiện hơn pháp luật ưu đãi người có công.
Trong quá trình xây dựng pháp luật ưu đãi người có công cần lưu ý những điểm sau:
- Pháp luật ưu đãi người có công phải cụ thể hóa được những quy định của Hiến pháp 2013, phải thể chế hóa được những chính sách, cương lĩnh của Đảng về người có công;
- Đảm bảo nguyên tắc công bằng và công khai;
- Thể hiện được những giá trị, truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” từ xưa của dân tộc ta. Giáo dục, động viên, khích lệ thế hệ trẻ tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng của các thế hệ ông cha đi trước, phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước;
- Quan niệm về người có công cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn, chứ không bó hẹp trong phạm vi người có công hiện nay. Đó là những người có những cống hiến, đóng góp đặc biệt xuất sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống trong việc bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước;
- Cần xét đến sự phù hợp toàn diện về chế độ ưu đãi, trợ cấp đối với