2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội phố Hà Nội
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Quốc Oai là một huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về phía Tây, có Đại lộ Thăng Long và đường Hồ Chí Minh chạy qua; tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 15.112,82 ha. Toàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn, với quy mô dân số trên 195.528 người, mật độ dân số là 1.294 người/km2
.
Quốc Oai nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, có hướng thấp từ Tây sang Đông. Đặc điểm này đã tạo nên sự hình thành ba tiểu vùng kinh tế - sinh thái:
- Vùng đồi gò trung du: Thích hợp cho việc phát triển trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò có giá trị kinh tế cao.
- Vùng giữa nội đồng: Thích hợp cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ thương mại.
- Vùng bãi Đáy ven sông: Thích hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản và trồng rau sạch.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quốc Oai - TP Hà Nội.
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Quốc Oai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:
Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình cả năm là 23-24°C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 14°c (vào tháng 1). Tháng nóng nhất là tháng 6 có nhiệt độ trung bình trên 37,5°c. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.600 - 1.700 giờ.
Lượng mưa và bốc hơi: Lượng mưa bình quân năm là 1.650-1.800mm. Lượng mưa phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
Lượng bốc hơi cả năm chiếm 60% so với lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi trong các tháng mưa ít cao, do đó mùa khô đã thiếu nước lại
càng thiếu hơn, tuy nhiên do hệ thống thuỷ lợi tương đối tốt nên ảnh hưởng không lớn đến cây trồng vụ đông xuân.
Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 82% - 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11; 12 tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
Gió: hướng gió thịnh hành về mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam, thỉnh thoảng có xuất hiện gió Tây Nam vào các tháng 6,7.
Sương muối hầu như không có, bão và mưa đá rất ít khi xảy ra, nhưng thỉnh thoảng có xoáy lốc cục bộ gây hại đối với cây trồng và nhà cửa.
Tóm lại, khí hậu ở Quốc Oai có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khô về mùa đông. Nên khí hậu ấy thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên chủng loại cây trồng phong phú, đa dạng.
2.1.1.3. Thủy văn, nguồn nước
Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thuỷ văn của các sông chính trong khu vực. Trên địa bàn huyện Quốc Oai có 3 con sông chính chảy qua là sông Tích, sông Đáy và sông Bùi.
Sông Đáy là phân lưu chính của sông Hồng, đoạn chảy qua Quốc Oai dài 15km. Sông Đáy hoàn toàn bị chặn, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa tiêu nước cho sông Hồng. Do đó sông bị bồi lấp mạnh, về mùa cạn sông Đáy chỉ còn là một lạch nhỏ. Hiện tại sông Đáy là nguồn tưới tiêu quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của huyện.
Sông Tích là sông nội địa, bắt nguồn từ Đầm Long - Ba Vì, đoạn chảy qua huyện Quốc Oai dài 18km (Qua các xã: Phú Cát, Hòa Thạch, Đông Yên, Cấn Hữu).
Sông Bùi bắt nguồn từ vùng đồi núi Lương Sơn - Hòa Bình, đổ nước ra sông Tích tại Ba Thá.
Sông Tích và sông Bùi có diện tích lưu vực và độ dốc khá lớn (khoảng 10- 20m/lkm), có thể gây lũ lụt, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của huyện.
Các sông ở đây có 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn: Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
* Đất đai:
Toàn bộ diện tích đất tự nhiên của huyện Quốc Oai là 15.112,82 ha. Trong đó được chia ra làm 2 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp. Việc phân bố sử dụng vào các mục đích khác nhau của mỗi nhóm đất là không giống nhau và được chia ra cụ thể như sau:
Nhóm đất nông nghiệp: Có diện tích lớn nhất 9775,6 ha chiếm 64,68% trong tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất trồng lúa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm 53,75%. Tiếp đó là đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ 17,04%. Còn lại các là đất trồng cây hàng năm 7,16%; đất rừng sản xuất 7,73%; đất rừng phòng hộ 3,65%.
Nhóm đất phi nông nghiệp là 5248,75 ha chiếm 34,73% trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, trong đó:
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ 40,91%. Tiếp đó là đất ở tại nông thôn chiếm 33,49% trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Ngoài ra là các lại đất khác như: đất quốc phòng chiếm tỷ lệ 6,15%; đất khu công nghiệp 4,84%; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 4,39% và một số loại đất chiểm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp như: Đất an ninh 0,01%; Đất bãi thải, xử lý chất thải 0,16%; Đất cụm công nghiệp 0,17%; Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 0,17%; Đất sinh hoạt cộng đồng 0,34%.
* Nguồn nước
Tài nguyên nước gồm 2 nguồn: Nước mặt và nước ngầm
+ Nước mặt: Nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu bởi sông Tích, sông Đáy, sông Bùi và khoảng 200 ha ao hồ. Đây là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
+ Nguồn nước ngầm:
- Vùng đồng có nguồn nước ngầm dồi dào và nông (giếng đào có độ sâu 7 - 8m đã có nước khá), ở độ sâu 25 - 30m, nước có trữ lượng khá và chất lượng tốt.
- Vùng bán sơn địa nguồn nước ít hơn, giếng đào ở độ sâu l0m mới có nước, một số giếng có thể cạn trong mùa khô.
- Nhìn chung tài nguyên nước ở Quốc Oai đã có dấu hiệu suy kiệt. Nước trong hồ ao bị ô nhiễm, nước sông Tích, sông Bùi dễ gây úng ngập trong mùa mưa và sông Đáy bị khô hạn trong mùa khô do bồi lấp. Nước ngầm khan hiếm ở vùng đồi gò và bị khai thác không có kế hoạch tại vùng đồng bằng. Do đó cần quản lý chặt chẽ việc khai thác nguồn nước ngầm, đồng thời thường xuyên tu bổ, nạo vét sông ng i và đầu tư thích đáng cho công tác thủy lợi.
* Tài nguyên rừng
Huyện Quốc Oai có 571,33 ha đất rừng, chiếm 3,89% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở các xã Đông Xuân, Phú Mãn, Đông Yên, Hòa Thạch, trong đó rừng tự nhiên phòng hộ là 85ha, rừng trồng sản xuất là 486,33ha. Cây trồng lâm nghiệp gồm có bạch đàn, keo lá chàm, keo tai tượng ... Ngoài ý nghĩa kinh tế cây lâm nghiệp được trồng trên đất đồi núi dốc có tác dụng phòng hộ, bảo vệ đất, tạo cảnh quan môi trường, điều hòa khí hậu. Tuy nhiên tài nguyên rừng đang bị xuống cấp về chất lượng, phẩm cấp cây cũng như tỷ lệ cây rừng có giá trị kinh tế cao rất ít, hiện tại không có rừng giàu.
Quốc Oai có một số tài nguyên khoáng sản như đá xây dựng ở Phú Mãn, Hòa Thạch, đất sét ở Hòa Thạch, vàng gốc ở Phú Mãn, vàng sa khoáng ở các xã vùng đồi Đông Yên, nước khoáng ở Phú Cát. Đây là nguồn tài nguyên quý cần được nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thêm. Trước mắt có thể lựa chọn khai thác một số tài nguyên khoáng sản như đá xây dựng, than bùn, nước khoáng, đá vôi, đất sét. Nhưng cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể, tránh hiện tuợng khai thác tự phát có thể làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng xấu đến môi trường.
* Tài nguyên nhân văn
Quốc Oai là vùng đất cổ, được khai phá từ thời xa xưa, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đồng bằng sông Hồng.
Quốc Oai là huyện có nhiều di tích lịch sử - tôn giáo, với 155 di tích đình, chùa, đền, miếu, trong đó có 18 di tích lịch sử đã được xếp hạng. Khu danh thắng Chùa Thầy đã được công nhận di tích Quốc gia đặc biệt, mỗi năm thu hút 15 vạn du khách về dự lễ hội. Ngoài ra còn có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
Gắn liền với các di tích là lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, Quốc Oai là nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm truyền thống đa dạng, phong phú, đồng thời là nơi có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Quy hoạch sử dụng đất cần khai thác triệt để các thế mạnh về tài nguyên nhân văn vào mục tiêu phát triển kinh tế của huyện và khu vực.