Để thực hiện một chính sách thì phương pháp thực hiện chính sách là một yếu tố quan trọng. Nó được hiểu là những cách thức mà chủ thể quản lý sử dụng để tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Mỗi phương pháp đều có những tính năng, tác dụng nhất định. Mỗi hoạt động của các quá trình tổ chức thực hiện chính sách lại cần đến một phương pháp nhất định. Có thể kể đến các phương pháp sau:
- Phương pháp kinh tế: Là cách thức tác động lên đối tượng tham gia thực hiện chính sách bằng các lợi ích vật chất. Đây là phương pháp liên quan trực tiếp đến lợi ích của các nhóm đối tượng chính sách, nên có tác dụng rất mạnh so với các phương pháp khác.
- Phương pháp giáo dục, thuyết phục: Là cách thức tác động lên các đối tượng và quá trình chính sách bằng lý tưởng cách mạng để họ ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia thực hiện chính sách. Ý thức đầy đủ về mục tiêu chính sách sẽ giúp cho các đối tượng tham gia một cách tự nguyện vào việc thực hiện mục tiêu chung.
- Phương pháp hành chính: Là cách thức tác động lên đối tượng và quá trình chính sách bằng quyền lực để đạt được mục tiêu dự kiến.
- Phương pháp kết hợp: Là phương pháp tác động lên đối tượng và quá trình chính sách bằng tổng thể các yếu tố để triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả. Đây là phương pháp được xây dựng bằng cách kết hợp các phương pháp trên theo một trật tự, quy mô nhất định. Về mặt nguyên tắc, phương pháp kết hợp không có một cấu trúc hình thể nhất định. Tùy thuộc điều kiện cụ thể, chủ thể quản lý kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.
Đây là phương pháp mà Đảng và Nhà nước ta đang lựa chọn để tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách cho người có công
Nhiều người hiểu chính sách công một cách đơn giản là những chủ trương, chế độ mà Nhà nước ban hành, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Nếu không có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất định thì những chủ trương, chế độ chỉ là những khẩu hiệu, là hình thức. Có thế nói đến các nhân tố sau ảnh hưởng đến thực hiện chính sách cho người có công, cụ thể là:
Thể chế chính sách người có công: Chính sách người có công là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội, thể hiện trong việc Nhà nước tổ chức nghiên cứu, hoạch định, ban hành hệ thống chính sách, chế độ và tổ chức thực hiện. Chính sách này nhằm nâng cao và cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho người có công, thể hiện sự quan tâm, biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự hy sinh, cống hiến của họ cho đất nước. Chính sách phải luôn được bổ sung và thực hiện so với thực tế nhằm hướng đến việc có lợi cho người thụ hưởng chính sách. Các cơ quan, ban , ngành kết hợp có liên quan cùng kết hợp chỉ đạo thực thi chính sách thì chính sách sẽ luôn tích cực và khả thi và mang lại hiệu quả.
Môi trường thực hiện chính sách: Chính sách nào ban hành đều lưu ý đến môi trường thực hiện chính sách đó. Bởi hình thành chính sách được dựa trên nhu cầu thực tiễn của vấn đề. Một địa phương có địa lí vị trí thuận lợi, dân trí cao, nhận thức tốt, hiểu biết rõ và tiếp thu tích cực về chính sách ưu đãi người có công được ban hành thì địa phương đó đã có một tiền đề thắng lợi trong việc triển khai thực hiện chính sách đó. Ngược lại nếu chính sách được thực hiện ở một địa phương có nhận thức kém, có sự so bề về người được hưởng và không được hưởng chính sách, có sự đố kị, dân trí thấp thì ắt chính sách đó ở địa phương này sẽ bị kìm hãm, sẽ mất khá nhiều thời gian để tuyên truyền và dân hưởng ứng. Đây cũng được coi là một thất bại của việc thực hiện chính sách. Chính vì vậy, để thực hiện chính sách được hiệu quả lâu dài, thì đòi hỏi môi trường thực hiện phải ổn định về cả chính trị lẫn lòng dân, hướng được nhân dân đến với chính sách, tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước về chính sách được ban hành.
Nhận thức của xã hội và người dân: đây là yếu tố cực kì quan trọng được coi là yếu tố quyết định sự thành hay bại của chính sách ưu đãi người có công. Chính sách muốn được triển khai thực hiện tốt vào đời sống xã
hội cần phải có sự đồng tình ủng hộ của người dân. Bởi người dân là đối tượng trực tiếp tham gia, trực tiếp hưởng thụ chính sách chính sách ưu đãi cho người có công có mang lại những thuận lợi cho người dân hay không? Có phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như hoàn cảnh ở địa phương hay không? Nếu chính sách đáp ứng được những nhu cầu đó thì chính sách mới thực hiện thắng lợi.
Thể chế tổ chức bộ máy và cán bộ thực thi: Một bộ máy cồng kềnh thì thực hiện chính sách chắc chắn không hiệu quả, nhiều thủ tục, nhiều quan điểm, nhiều cách thực hiện khác nhau dễ xảy ra mâu thuẫn trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Năng lực cán bộ, công chức thực hiện chính sách là một yếu tố quan trọng trong một chính sách. Một cán bộ có năng lực, có tâm, có tầm, tinh thần cao, tâm huyết triển khai chính sách mới đem lại hiệu quả cho chính sách. Ngược lại nếu cán bộ, công chức không có năng lực chuyên môn, thực dụng, không có đạo đức thì việc thực hiện chính sách đến với người dân là không thể, một mặt là sẽ làm cho chính sách không đi đến thực tế, một mặt là sẽ bóp méo chính sách, đi sai lệch theo hướng tiêu cực chính sách, bên cạnh đó sẽ không tránh nổi việc chi phí của nhà nước bị lãng phí. Vì vậy đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách cần phải tâm huyết và có đạo đức có tâm với công việc thì mới chủ động được trong công việc thực thi và thủ tục được giảm đáng kể mang lại hiệu quả chính sách.
1.4. Các mô hình và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công