Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội hiện nay (Trang 69)

Dù có cố gắng thì trong một vấn đề chung của xã hội vẫn sẽ tồn tại những mặt trái, tiêu cực và yếu kém. Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thì việc thực thi chính sách ưu đãi đỗi với người có công trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội vẫn gặp phải những hạn chế nhất định cụ thể như sau:

2.4.2.1. Hạn chế

Thứ nhất : về hệ thống văn bản quy định: Ban hành văn bản hướng dẫn triển

khai thực hiện chính sách quá nhiều, thậm chí một số nội dung hướng dẫn vừa không được rõ ràng vừa còn mâu thuẫn với nhau, chồng chéo, thiếu thốngnhất gây khó khăn cho cơ quan thực hiện và thiệt thòi cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. Chẳng hạn, Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLTBLĐTBXH-BQP ngày 22 tháng 10 năm 2013 về việc hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ và Thông tư số 05/2013/TT BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 về việc hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công và thân nhân.

Hệ thống pháp luật ưu đãi người có công còn thiếu tính thống nhất, đồng bộ, nảy sinh nhiều vấn đề bất hợp lý và nhiều quy định không còn phù hợp với đời sống thực tiễn.

Chế độ ưu đãi đối với người có công ở nước ta hiện nay khá đầy đủ và toàn diện, nhưng còn nhiều hạn chế, quy định trong nhiều văn bản khác nhau,nhiều thiếu sót. Qua thực tiễn hướng dẫn và thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công còn nhiều vấn đề bất hợp lý nảy sinh và không còn phù hợp với thực tiễn đời sống, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung.

Pháp lệnh ưu đãi người có công vẫn chưa bao quát hết những đối tượng là người có công. Đặc biệt là đối tượng Thanh niên xung phong. Ngoài ra pháp luật vẫn chưa có những quy định về quyền hưởng ưu đãi đối với người có công là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay người nước ngoài có những cống hiến lớn lao trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc ở Việt Nam cũng như trong thời kỳ đổi mới, phát triển đất nước.

Về chế độ ưu đãi chưa thật sự đảm bảo công bằng xã hội, do mức trợ cấp quá thấp, chưa đáp ứng mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội.

Về khen thưởng, xử phạt vi phạm chưa cụ thể, thiếu các chế tài thực hiện. Do vậy hiệu lực pháp lý còn thấp nên sự điều chỉnh của pháp luật vẫn chưa phát huy, huy động được tối đa nguồn lực từ cộng đồng. Nếu những khoản trợ cấp đối với người có công chỉ nhờ vào nguồn phân bổ từ ngân sách Nhà nước thì đời sống của đối tượng này khó có thể được đảm bảo, từ đó không đảm bảo được nguyên tắc công bằng xã hội.

Thứ hai : Về công tác quản lý nhà nước: Công tác phổ biến, tuyên

truyền, hướng dẫn các văn bản quy định về chính sách người có công đã được triển khai. Nhưng công tác này thực hiện chưa sâu sát, chưa được thường xuyên, kịp thời, hình thức tuyên truyền chưa được sinh động. Những văn bản mới liên quan đến chính sách người có công chưa được tuyên truyền hiệu quả tại một số xã, thị trấn.

Phương thức tổ chức và quản lý của cơ quan Nhà nước trong quản lý hành chính nói chung và việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người có

công nói riêng tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội còn mang nặng thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ và theo chiều từ trên xuống, đôi lúc gây khó khăn cho việc giải quyết chế độ và đưa chính sách vào đời sống đối với người có công, đặc biệt nhận thức, dân chí còn hạn chế, tính cục bộ địa phương cao, cách giải quyết chế độ của một số địa phương còn cứng nhắc thiếu tính linh hoạt, mềm dẻo hoặc nể nang thái quá.

Công tác thanh tra ở cấp huyện không được chú trọng, không có biên chế làm công tác thanh tra. Hàng năm để thực hiện chương trình thanh tra chuyên ngành của cấp trên, phòng phải lấy nhân sự từ các bộ phận chuyên môn của phòng, dẫn đến việc kiểm tra mang nặng tính hình thức và chưa toàn diện.

Việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại huyện Quốc Oai; cơ sở vật chất từ cấp huyện đến cấp xã chưa được trang bị kịp thời, chưa bắt nhịp được với trình độ phát triển của khoa học công nghệ, một bộ phận cán bộ tuổi cao ngại học và không muốn tiếp thu khoa học kỹ thuật mà vẫn thực hiện nhiệm vụ theo lối mòn cũ. Một số dự án công nghệ thông tin đã được triển khai thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức, thiếu tính hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa gắn với cải cách hành chính, do đó ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu lực hoạt động, quản lý điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức được tổ chức chưa thường xuyên và hiệu quả vẫn còn chung chung và theo phong trào.

Cải cách thủ tục hành chính đã và đang giúp cho việc thực hiện và giải quyết chính sách đối với người có công được công khai, minh bạch, gọn nhẹ và rút ngắn thời gian và thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên việc cải cách hiện nay đang rơi vào tình trạng là thu gọn về số lượng thủ tục nhưng lại phình nội dung trong từng thủ tục, cố gắng rút gọn về số lượng mà chưa chú trọng giảm thiếu khó khăn cho người dân, người có công, lấy sự hài lòng

của người dân làm thước đo cho kết quả quản lý nhà nước và công tác cải cách hành chính.

Thứ ba: Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác LĐ-TB&XH ở

Huyện không ổn định, thay đổi liên tục, chưa nắm được các văn bản chính sách người có công, chưa có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực này, nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Ngoài ra lĩnh vực chức danh LĐ-TB&XH ở xã thị trấn, chức danh không chuyên trách, khối lượng công việc nhiều,mức phụ cấp ít, thiếu tâm huyết, không đảm bảo được đời sống cho các cán bộ này. Chính vì vậy, có một phần nào ảnh hưởng đến thực hiện chính sách người có công trên địa bàn.

Đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động Thương binh và Xã hội của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đặc biệt là công chức xã, thị trấn đã được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy định, một phần đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên một bộ phần cán bộ hợp đồng ở những xã chưa có công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, không được đào tạo bài bản, chính quy về chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp so với yêu cầu. Năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo; việc vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên và điều kiện cụ thể của từng địa phương chưa linh hoạt, nhiều nơi còn sao chép một cách máy móc. Không ít cán bộ, công chức cơ sở chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không nắm vững các quy định của pháp luật nên quá trình chỉ đạo điều hành, giải quyết chế độ chính sách đối với người có công còn mang tính chủ quan, tùy tiện theo cảm tính cá nhân, không căn cứ vào quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm.

Về năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, phần lớn thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết

công việc, thụ động trong thực thi nhiệm vụ, thiếu khả năng bao quát tình hình, đồng thời chậm thích ứng với nhiệm vụ mới. Đa số cán bộ, công chức cơ sở chưa có khả năng tư duy, dự báo, xây dựng chương trình kế hoạch, thiếu khả năng nghiên cứu, tổng hợp tình hình, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; tinh thần hợp tác, phối hợp công việc còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả công tác không cao.

Bên cạnh sự thiếu hụt, bất cập về số lượng và yếu kém về chất lượng, thì việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và công tác sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ơ cơ sở chưa được các địa phương trong huyện quan tâm chỉ đạo thỏa đáng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công.

Thứ tư: Công tác xã hội hóa chính sách người có công ở một số xã, thị

trấn còn thiếu tính chủ động, công khai, minh bạch, rõ ràng, đặc biệt là sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã phần nào ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, người có công đối với chính quyền địa phương, làm cho công tác “Đền ơn đáp nghĩa” ở một số địa phương trong huyện có chiều hướng đi xuống.

Ở một số xã, thị trấn chỉ huy động giúp đỡ và đóng góp các nguồn lực của Nhân dân đối với người có công và thân nhân vào các dịp lễ, tết, sau đó không có hoạt động gì thêm, gây tâm lý đối phó, làm cho xong của chính quyền địa phương, trong khi người có công lại đang rất cần sự chia sẻ của cộng đồng.

Thứ năm: Công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách

người có công của Phòng LĐ-TB&XH quận phối hợp UBND và cán bộ LĐ- TB&XH các phường đôi lúc chưa được thường xuyên, sâu sát, chặt chẽ như công tác chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng việc báo cáo không kịp thời các trường hợp đối tượng người có công từ trần, qua đời, chế độ hỗ trợ quà cho đối tượng chính sách đôi lúc bị trùng lắp nên hiệu quả chưa cao.

Hệ thống pháp luật ưu đãi người có công còn thiếu tính thống nhất, đồng bộ, nảy sinh nhiều vấn đề bất hợp lý và nhiều quy định không còn phù hợp với đời sống thực tiễn.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Trước hết phải nói đến hệ thống văn bản chính sách của Nhà nước đối với người có công còn chưa đồng bộ, thiếu tính ổn định, một số văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo, thủ tục rườm rà. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách hiện nay chưa sâu rộng nên nhiều người dân hiểu chưa đầy đủ về chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Khi có chính sách mới ban hành, hầu hết các địa phương không tổ chức tập huấn mà chỉ gửi văn bản tới xuống cơ sở để tổ chức thực hiện, do đó, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở không có điều kiện cập nhật chính sách mới.

Một số quy định hiện nay chưa rõ ràng. Có những quy định gây khó khăn và thiếu tính khả thi cho quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

Việc định biên chức danh cán bộ văn hóa - xã hội làm công tác lao động thương binh và xã hội cấp xã là một thay đổi lớn trong ngành, tuy nhiên lại tồn tại nhiều vấn đề đáng bàn. Đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành nhưng thiếu kinh nghiệm, không phải người địa phương, thường xuyên luân chuyển nên việc nắm bắt địa bàn không sâu, không nắm chắc đối tượng, dẫn đến quá trình giải quyết chính sách không kịp thời. Lệ phí chi trả hỗ trợ cán bộ chưa tương xứng, nên cán bộ làm công tác chi trả chưa thực sự yên tâm, gắn bó với công việc.

Về nhân sự: Cán bộ làm chính sách người có công trong công tác thụ lý hồ sơ trình độ chuyên môn còn yếu, do đó chất lượng hồ sơ kém, dẫn đến khó xử lý cho cơ quan cấp trên, trong khi công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách người có công của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên chưa thường xuyên nên không kịp thời có những uốn nắn, chấn chỉnh và đề ra

hướng xử lý sai sót của cơ sở, chỉ khi có ý kiến đề nghị giải đáp thắc mắc trong việc thực hiện chính sách thì ban hành văn bản cá biệt và gửi riêng cho địa phương đó, trong khi những vướng mắc đều xảy ra ở hầu hết tại cơ sở.

Cán bộ cơ sở còn chậm đổi mới, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở chưa được coi trọng đúng mức, chưa thực hiện một cách đồng bộ và khoa học. Do đó không chủ động được nguồn cán bộ, thiếu nguồn bổ sung, làm cho lực lượng cán bộ ở cơ sở bị hẫng hụt. Mặt khác đội ngũ cán bộ chuyên trách thường không ổn định sau mỗi nhiệm kỳ, do các chức danh được bầu không trúng cử hoặc công chức văn hóa - xã hội được bầu vào các chức danh chủ chốt, làm cho vị trí công chức chuyên môn bị khuyết. Hơn thế nữa, huyện Quốc Oai đang đi tiên phong trong việc thực hiện Đề án vị trí việc làm của thành phố Hà Nội, công tác cắt giảm lao động hợp đồng tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện và các xã, thị trấn dẫn đến thiếu hụt cán bộ làm công tác người có công. Định biên của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội được giao năm 2017 là 8 biên chế, 01 lao động hợp đồng theo Nghị định 68, nay chỉ còn 8 biên chế, dẫn đến thiếu nhân lực thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Công tác kiểm tra, đánh giá về công tác cán bộ, công tác đào tạo đội ngũ công chức, cán bộ hợp đồng chi trả của cấp ủy, chính quyền các cấp không thường xuyên, chưa có biện pháp khắc phục những yếu kém một cách có hiệu quả. Nhiều nơi còn vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Chính sách đãi ngộ, khen thưởng đối với cán bộ cơ sở chưa thỏa đáng, chưa tạo động lực, thu hút được đội ngũ cán bộ về công tác cơ sở. Việc xử lý những sai phạm, tiêu cực ở cơ sở chưa kịp thời và nghiêm minh, dẫn đến có vụ việc kéo dài làm phức tạp tình hình chính trị ở địa phương.

Công tác thanh tra, kiểm tra: Nhân sự làm công tác thanh tra không có trong biên chế cấp huyện trong khi nhu cầu kiểm soát và quản lý ngày càng tăng và tính chất công tác ngày càng phức tạp.

Cơ sở vật chất: cơ sở dữ liệu quản lý chi trả trợ cấp người có công, phần mềm quản lý hồ sơ người có công chưa đáp ứng tốc độ phát triển về khoa học và sự thay đổi liên tục về chế độ chính sách dẫn đến khó khăn trong việc sử dụng và khai thác dữ liệu. Bên cạnh đó việc lưu trữ hồ sơ gốc người có công thuộc thẩm quyền cấp Sở, do đó việc khai thác hồ sơ gốc của người có công trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Hồ sơ người có công bị thất lạc trong quá trình lưu trữ dẫn đến giải quyết chế độ đối với người có công và thân nhân chưa được kịp thời.

Chế độ chính sách liên tục thay đổi do tính ổn định của Pháp lệnh ưu đãi người có công phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều đối tượng không thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành lao động thương binh và xã hội nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm chi trả (đối tượng hưởng trợ cấp một lần và hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ).

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Kết thúc phần chương hai có thể tóm tắt nội dung tìm hiểu được như sau:

Thứ nhất: Tổng quan về người có công tại huyện Quốc Oai, thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)