Các mô hình tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội hiện nay (Trang 33)

Một là: Mô hình động:

Là mô hình tồn tại trên cơ sở xét đoán trạng thái tồn tại của các yếu tố cấu thành hệ thống sau những quá trình vận động theo quy luật.

Mô hình tổ chức thực hiện chính sách động là mô hình được thiết kế và thi công theo các nguyên lý vận động và phát triển của các yếu tố hợp thành quá trình thực hiện chính sách. Mô hình này mang nặng tính nguyên lý, vì vậy sẽ vận hành hiệu quả trong điều kiện môi trường lý tưởng. Tuy nhiên trong thực tế môi trường lý tưởng dường như không tồn tại.

Hai là: Mô hình tĩnh:

Là mô hình được tạo dựng và duy trì theo thực tiễn tồn tại của các yếu tố hợp thành quá trình thực hiện chính sách.

+ Lựa chọn mô hình dựa trên cơ sở tự giác của người thực hiện chính sách. Mô hình này được Chính phủ quan tâm, vì ít phải cưỡng bức để thực hiện. Nếu mọi tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đều có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tự giác thì sẽ tiết kiệm đáng kể những chi phí và nhân tài, vật lực và thời gian để thực hiện mục tiêu của chính sách. Đặc biệt khi đối tượng chính sách tự giác sẽ giúp họ kết thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện chính sách, đồng thời giúp họ chủ động tìm kiếm các biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách, tích cực tham gia vào hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước để đóng góp xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, giám sát tình hình điều hành thực hiện chính sách.

+ Lựa chọn mô hình dựa trên cơ sở niềm tin của người thực hiện vào chính sách của Nhà nước. Các chính sách kế tiếp nhau mang lại lợi ích cho đối tượng chính sách và toàn xã hội sẽ lấy được lòng tin của dân chúng. Các tổ chức, cá nhân luôn tìm ra những giải pháp tối ưu để thực hiện chính sách một cách có hiệu quả.

+ Lựa chọn mô hình dựa trên cơ sở quyền lực công.

Khi hai mô hình lựa chọn dựa trên cơ sở tự giác của người thực hiện chính sách và dựa trên cơ sở niềm tin của người thực hiện vào chính sách của Nhà nước ít mang lại hiệu lực và hiệu quả. Trong điều kiện chưa tạo được

niềm tin của dân chúng, những nhóm lợi ích mâu thuẫn với lợi ích của Nhà nước, khi đó Nhà nước cần sử dụng mô hình quyền lực công để thực hiện chính sách.

Ba là: Mô hình kết hợp:

Là sự kết hợp giữa mô hình tĩnh và mộ hình động. Khi kết hợp, các mô hình bổ trợ cho nhau theo phương thức, ưu điểm của mô hình này khắc phục cho nhược điểm mô hình kia, hoặc khi kết hợp nhược điểm của các mô hình sẽ tự triệt tiêu nhau và ưu điểm của chúng lại được phát huy hơn khi độc lập. Căn cứ tình hình thực tế, chủ thể quản lý nghiên cứu lựa chọn cách kết hợp sao cho hiệu quả nhất.

Đây cũng là mô hình được huyện Quốc oai đã và đang thực hiện.

1.4.2. Điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi người có công

1.4.2.1. Điều kiện chính trị

Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Điều này được thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết của Đảng, trong Hiếp pháp và được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Đây là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công ở nước ta hiện nay.

Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công đòi hỏi có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp, từ Trung ương đến cơ sở; đồng thời có sự thống nhất chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan liên quan. Trên cơ sở đó hình thành các mối quan hệ đan xen. Vì vậy, quá trình vận hành hệ thống chính trị trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công hình thành nên hệ thống thứ bậc, trên dưới theo phân cấp quản lý dựa trên cấp hành chính, cấp dưới phải phục tùng sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp trên trong thực hiện chính sách, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

1.4.2.2. Điều kiện kinh tế

Nhà nước là chủ thể ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, là chủ thể duy nhất có khả năng đảm bảo, duy trì thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Trong điều kiện đất nước mở cửa hội nhập sâu rộng với quốc tế và vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế cũng sẽ dễ bị tổn thương do biến động khủng hoảng của kinh tế thế giới, có lúc nền kinh tế của đất nước cũng chìm sâu trong khủng hoảng. Chính vì thế, yếu tố thị trường trong các chính sách phát triển kinh tế, chính sách phúc lợi xã hội, chính sách an sinh xã hội cũng sẽ dần từng bước được điều chỉnh theo quy luật thị trường; đối tượng người có công ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh tế thị trường. Vì vậy để đảm bảo và duy trì thực thi chính sách người có công đòi hỏi sự quan tâm thường xuyên của lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc phân bổ ngân sách đảm bảo thực hiện chính sách ưu đãi người có công.

1.4.2.3. Điều kiện pháp lý

Tính pháp lý trong thực thi chính sách ưu đãi người có công điều kiện bắt buốc đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện chính sách. Tính pháp lý được thể hiện trong Hiến pháp, trong pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng trong phạm vi toàn quốc, tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở phải thực hiện đúng, đầy đủ, không được làm trái, trong đó quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân được giao thực hiện chính sách, thủ tục giải quyết các mối quan hệ trong thực hiện chính sách, cưỡng chế thực hiện chính sách trong những điều kiện cần thiết; cũng như quy định tiêu chuẩn, chế độ chinhs sách người có công được quyền thụ hưởng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Thực thi chính sách người có công là một chủ trương kịp thời và đúng đắn của Nhà nước. Chương 1 của luận văn là chương mở đầu đã đề cập được một số vấn đề lý luận về việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công, cụ thể như sau:

Thứ nhất, khái quát một số vấn đề lý luận về người có công, chính sách

ưu đãi người có công, việc thực hiện chính sách ở Việt Nam hiện nay; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với người có công; vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách ưu đãi người có công.

Thứ hai đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi

chính sách ưu đãi người có công; quy trình hình thức và phương pháp thực hiện chính sách người có công ở Việt Nam hiện nay.

Trong Chương 1 cũng chỉ ra rằng, việc ban hành, thực thi chính sách người có công là chủ trương, chính sách hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Chính sách ưu đãi người có công được xem xét, đánh giá, cân nhắc từ yêu cầu của thực tiễn, hoàn toàn phù hợp và thể hiện đầy đủ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của các đối tượng chính sách người có công.

Việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công đã được các cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị hết sức chặt chẽ, kỹ lưỡng về tính pháp lý, cơ sở lý luận. Quan điểm chỉ đạo của Đảng được thể hiện đầy đủ trong các Nghị quyết, được cụ thể hóa trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Trong quá trình chuẩn bị tổ chức thực hiện đã đưa ra các bước thực hiện theo quy trình chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch; phổ biến, tuyên truyền; phân công, phối hợp thực hiện...nhằm đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công; đồng thời phân tích, đánh giá, dự lường các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách để có những giải pháp phù hợp

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội phố Hà Nội

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quốc Oai là một huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về phía Tây, có Đại lộ Thăng Long và đường Hồ Chí Minh chạy qua; tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 15.112,82 ha. Toàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn, với quy mô dân số trên 195.528 người, mật độ dân số là 1.294 người/km2

.

Quốc Oai nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, có hướng thấp từ Tây sang Đông. Đặc điểm này đã tạo nên sự hình thành ba tiểu vùng kinh tế - sinh thái:

- Vùng đồi gò trung du: Thích hợp cho việc phát triển trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò có giá trị kinh tế cao.

- Vùng giữa nội đồng: Thích hợp cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ thương mại.

- Vùng bãi Đáy ven sông: Thích hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản và trồng rau sạch.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quốc Oai - TP Hà Nội.

2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Quốc Oai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:

Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình cả năm là 23-24°C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 14°c (vào tháng 1). Tháng nóng nhất là tháng 6 có nhiệt độ trung bình trên 37,5°c. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.600 - 1.700 giờ.

Lượng mưa và bốc hơi: Lượng mưa bình quân năm là 1.650-1.800mm. Lượng mưa phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.

Lượng bốc hơi cả năm chiếm 60% so với lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi trong các tháng mưa ít cao, do đó mùa khô đã thiếu nước lại

càng thiếu hơn, tuy nhiên do hệ thống thuỷ lợi tương đối tốt nên ảnh hưởng không lớn đến cây trồng vụ đông xuân.

Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 82% - 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11; 12 tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

Gió: hướng gió thịnh hành về mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam, thỉnh thoảng có xuất hiện gió Tây Nam vào các tháng 6,7.

Sương muối hầu như không có, bão và mưa đá rất ít khi xảy ra, nhưng thỉnh thoảng có xoáy lốc cục bộ gây hại đối với cây trồng và nhà cửa.

Tóm lại, khí hậu ở Quốc Oai có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khô về mùa đông. Nên khí hậu ấy thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên chủng loại cây trồng phong phú, đa dạng.

2.1.1.3. Thủy văn, nguồn nước

Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thuỷ văn của các sông chính trong khu vực. Trên địa bàn huyện Quốc Oai có 3 con sông chính chảy qua là sông Tích, sông Đáy và sông Bùi.

Sông Đáy là phân lưu chính của sông Hồng, đoạn chảy qua Quốc Oai dài 15km. Sông Đáy hoàn toàn bị chặn, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa tiêu nước cho sông Hồng. Do đó sông bị bồi lấp mạnh, về mùa cạn sông Đáy chỉ còn là một lạch nhỏ. Hiện tại sông Đáy là nguồn tưới tiêu quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

Sông Tích là sông nội địa, bắt nguồn từ Đầm Long - Ba Vì, đoạn chảy qua huyện Quốc Oai dài 18km (Qua các xã: Phú Cát, Hòa Thạch, Đông Yên, Cấn Hữu).

Sông Bùi bắt nguồn từ vùng đồi núi Lương Sơn - Hòa Bình, đổ nước ra sông Tích tại Ba Thá.

Sông Tích và sông Bùi có diện tích lưu vực và độ dốc khá lớn (khoảng 10- 20m/lkm), có thể gây lũ lụt, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của huyện.

Các sông ở đây có 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn: Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

* Đất đai:

Toàn bộ diện tích đất tự nhiên của huyện Quốc Oai là 15.112,82 ha. Trong đó được chia ra làm 2 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp. Việc phân bố sử dụng vào các mục đích khác nhau của mỗi nhóm đất là không giống nhau và được chia ra cụ thể như sau:

Nhóm đất nông nghiệp: Có diện tích lớn nhất 9775,6 ha chiếm 64,68% trong tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất trồng lúa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm 53,75%. Tiếp đó là đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ 17,04%. Còn lại các là đất trồng cây hàng năm 7,16%; đất rừng sản xuất 7,73%; đất rừng phòng hộ 3,65%.

Nhóm đất phi nông nghiệp là 5248,75 ha chiếm 34,73% trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, trong đó:

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ 40,91%. Tiếp đó là đất ở tại nông thôn chiếm 33,49% trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Ngoài ra là các lại đất khác như: đất quốc phòng chiếm tỷ lệ 6,15%; đất khu công nghiệp 4,84%; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 4,39% và một số loại đất chiểm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp như: Đất an ninh 0,01%; Đất bãi thải, xử lý chất thải 0,16%; Đất cụm công nghiệp 0,17%; Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 0,17%; Đất sinh hoạt cộng đồng 0,34%.

* Nguồn nước

Tài nguyên nước gồm 2 nguồn: Nước mặt và nước ngầm

+ Nước mặt: Nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu bởi sông Tích, sông Đáy, sông Bùi và khoảng 200 ha ao hồ. Đây là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.

+ Nguồn nước ngầm:

- Vùng đồng có nguồn nước ngầm dồi dào và nông (giếng đào có độ sâu 7 - 8m đã có nước khá), ở độ sâu 25 - 30m, nước có trữ lượng khá và chất lượng tốt.

- Vùng bán sơn địa nguồn nước ít hơn, giếng đào ở độ sâu l0m mới có nước, một số giếng có thể cạn trong mùa khô.

- Nhìn chung tài nguyên nước ở Quốc Oai đã có dấu hiệu suy kiệt. Nước trong hồ ao bị ô nhiễm, nước sông Tích, sông Bùi dễ gây úng ngập trong mùa mưa và sông Đáy bị khô hạn trong mùa khô do bồi lấp. Nước ngầm khan hiếm ở vùng đồi gò và bị khai thác không có kế hoạch tại vùng đồng bằng. Do đó cần quản lý chặt chẽ việc khai thác nguồn nước ngầm, đồng thời thường xuyên tu bổ, nạo vét sông ng i và đầu tư thích đáng cho công tác thủy lợi.

* Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)