Với nhiều hình thức khác nhau, người thụ hưởng chính sách đã và đang được tiếp cận chính sách nhằm đạt được yêu cầu của nhà quản lý:
Thứ nhất hình thức thực hiện từ trên xuống:
Chính sách công do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện. Nhà nước chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện về vật chất, kỹ thuật và nhân sự để thực hiện chính sách. Trong quá trình thực thi chính sách, Nhà nước chủ động kiểm tra, đôn đốc bằng các phương tiện kỹ thuật hiện có hay bằng đội ngũ cán bộ, công chức của mình. Khi phát hiện những sai lệch về nội dung chính sách, kế hoạch tổ chức thực hiện và công tác triển khai thực hiện, Nhà nước kịp thời điều chỉnh, bổ sung làm cho hoạt động thực hiện chính sách diễn ra đúng như định hướng.
Tuy nhiên dù Nhà nước có giám sát sát sao đến mấy thì cũng không tránh khỏi những lỗ hổng tiêu cực của chính sách nhất định. Dù cho nhà nước thống nhất lợi ích với đa số Nhân dân thì vẫn cứ tồn tại những nhóm lợi ích mâu thuẫn với Nhà nước và xã hội.
Đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực hiện chính sách không hoàn toàn thống nhất với các đối tượng chính sách. Bởi vì ở mỗi vị trí khác nhau, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nên cách thức thực hiện và yêu cầu nhiệm vụ hoạt động của chính sách cũng khác nhau.
Hình thức thực hiện từ trên xuống thể hiện ý chí của các cấp điều hành mà ít quan tâm đến nguyện vọng của đối tượng chính sách, nên thường có hiện tượng dồn ép bằng mệnh lệnh trong thực hiện chính sách, làm cho quá trình thực hiện chính sách ít thiết thực, mang nặng tính phong trào, gây lãng phí các nguồn lực trong thực hiện chính sách.
Với hình thức này, các địa phương chủ động triển khai thực hiện chính sách theo những điều kiện hiện có, nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ. Bằng cách đó địa phương chủ động tìm kiếm các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả nhất. Thường xuyên nắm bắt những biến đổi trong thực tế và nguyện vọng của các đối tượng chính sách nhằm đề đạt với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp. Hình thức này mang lại lợi ích thiết thực hơn cho các đối tượng chính sách.
Thứ ba hình thức hỗn hợp:
Hình thức này là sự kết hợp của hai hình thức thực hiện từ trên xuống và từ dưới lên. Để thực hiện hiệu quả hình thức này cần có nhiều điều kiện, trong đó điều kiện tiên quyết là trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia hoạch định và tổ chức thực hiện phải đáp ứng được yêu cầu nhất định.
Trên thực tế ở nước ta hiện nay chính sách thực hiện ưu đã với người có công nói riêng và các chính sách khác nói chung đang thực hiện theo mô hình hỗn hợp, căn cứ vào quy định của Đảng và Nhà nước về chính sách đối với người có công, tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa phương, mỗi địa phương có thể vận dụng vào tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của địa phương mình mà tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công hiệu quả, thiết thực (ví dụ như mức hỗ trợ làm nhà ở, mức tặng quà.)