Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội hiện nay (Trang 43)

2.1.2.1. Về phát triển kinh tế

Năm 2018, kinh tế tiếp tục duy trì ở mức ổn định và có bước phát triển, giá trị sản xuất các ngành kinh tế do huyện quản lý tăng; có 9/20 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 9/20 chỉ tiêu đạt kế hoạch, có 2/20 chỉ tiêu không đạt kế hoạch; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng giá trị sản xuất

ước đạt 11.278,12 tỷ đồng, bằng 100,1% kế hoạch và bằng 113,4% so với năm 2017, trong đó: Giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng ước đạt 6.634 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch, bằng 113,4% năm trước; giá trị sản xuất Thương mại - Dịch vụ ước đạt 3.183 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch, bằng 114,2% so với năm trước; giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản ước đạt 1.461,1 tỷ đồng, đạt 99,6% kế hoạch, bằng 101,5% so với năm trước. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 44 triệu đồng /người /năm, đạt chỉ tiêu kế hoạch (44 triệu đồng/người/năm).

Cơ cấu giá trị sản xuất dịch chuyển đúng hướng (giá thực tế): Công nghiệp và xây dựng chiếm 57,1%; Thương mại - Dịch vụ chiếm 27,7%; Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản chiếm 15,2%.

2.1.2.2. Đặc điểm về dân số và lao động

Tình hình dân số và lao động của huyện Quốc Oai được tổng kết trong bảng 2.3. Năm 2017, toàn huyện Quốc Oai có 190.813 người, mật độ dân số trung bình 1.309 người/km2. Toàn huyện có trên 40.000 hộ dân; người dân tộc Kinh chiếm đại đa số; ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở rải rác tại các xã, thị trấn...

Huyện Quốc Oai có trên 40% nhân khẩu sống bằng nghề nông nghiệp, trong đó lao động trong độ tuổi trong nông nghiệp là 40,99%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ không nhỏ thể hiện dân số trẻ, lao động nông nghiệp có kinh nghiệm sản xuất, cần cù, chịu khó nhưng lượng lao động chưa qua đào tạo còn ở mức cao, số lao động đã và đang đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ dẫn đến việc tiếp thu các ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến còn gặp nhiều hạn chế.

Bảng 2.1: Đặc điểm dân số và lao động huyện Quốc Oai năm 2017

TT Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ trọng

(%) (Ngƣời)

1 Tổng nhân khẩu 190.813 100

1.1 Nhân khẩu nông nghiệp 101.334 53,11

1.2 Nhân khẩu phi nông nghiệp 89.479 46,89

2 Tổng lao động 85.788 100

2.1 Lao động nông nghiệp 35.165 40,99

2.2 Lao động phi nông nghiệp 37.268 43,44

3 Tổng số hộ 46.121 100

3.1 Hộ nông nghiệp 37.727 81,80

3.2 Hộ phi nông nghiệp 8.394 18,20

4 Bình quân nhân khẩu/hộ 4,14

5 Bình quân lao động/hộ 1,86

6 Thu nhập BQĐN

(triệu đg/người/năm) 32,14

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quốc Oai 2017)

2.1.2.3. Đặc điểm phát triển kinh tế các ngành

Với những lợi thế về đất đai, thủy lợi, nguồn nhân lực, Quốc Oai được đánh giá là huyện giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Thực tế cho thấy, từ trước đến nay, nông nghiệp luôn là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, đóng góp nhiều nhất trong GDP của huyện.

Những năm qua, huyện chủ trương chú trọng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa, tiến tới đa canh để thích ứng với địa hình đa dạng của địa phương nhằm phát triển những mô hình nông nghiệp khác nhau, gắn với thế mạnh của từng vùng, tạo hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó vùng ven sông chủ yếu phát triển cây ăn quả,

rau màu, chăn nuôi bò sữa; vùng đồng bằng trung tâm tập trung phát triển cây lương thực mà lúa là cây trồng chủ đạo; vùng bán sơn địa triển khai thực hiền trồng tre Bát Độ lấy măng và một số cây khác.

Bên cạnh đó, công nghiệp - xây dựng cũng được chú trọng hơn, song đa số vẫn sản xuất theo quy mô nhỏ. Tuy nhiên, đây sẽ là ngành kinh tế phát triển rất mạnh trong tương lai gần khi một loạt các dự án xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp được triển khai và đi vào hoạt động.

Giá trị sản xuất có xu hướng tăng qua 3 năm đạt 101,91% (tăng 1,91%). Trong đó:

+ Nông - Lâm - thủy sản

Tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản có xu hướng tăng đạt 101,86%, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các nhóm ngành phát triên kinh tế của huyện với tỷ lệ 15,2%.

Tuy nhiên, gần 80% dân số của huyện vẫn gắn bó với kinh tế nông nghiệp. Do vậy, trước mắt chính quyền vẫn hết sức chú trọng tới việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn với việc tập trung ngân sách đầu tư cho các công trình thủy lợi, góp phần tăng năng suất và sản lượng lương thực.

+ Về trồng trọt:

Diện tích cây vụ Đông năm 2017 - 2018 đạt 1.228,4 ha, bằng 84,7% so với cùng kỳ. Năng suất cây ngô đạt 60,4 tạ/ha bằng 102,4% cùng kỳ; đỗ tương đạt 22,2 tạ/ha bằng 92,5% cùng kỳ. Sản lượng ngô đạt 2.302,7 tấn, bằng 99,6% cùng kỳ; khoai lang đạt 1.887,1 tấn, bằng 75,7% cùng kỳ; đỗ tương đạt 16,9 tấn, bằng 32,6% cùng kỳ; rau các loại đạt 8.071,7 tấn bằng 103,5 cùng kỳ. Giá trị bình quân đạt 67,4 triệu đồng/ha, tăng 5,3 triệu đồng so với năm trước.

Diện tích gieo trồng vụ xuân đạt 6.340,7 ha, tăng 2,3% so với kế hoạch, bằng 99,7% cùng kỳ, trong đó: diện tích lúa đạt 5.037,3 ha, tăng 0,7% so với

kế hoạch, bằng 100,9% cùng kỳ; diện tích cây hàng năm đạt 102,7 ha, tăng 0,3% so với kế hoạch, bằng 94,7% cùng kỳ. Do thiệt hại trong đợt lũ Tiểu Mãn, diện tích lúa thu hoạch còn 4.929 ha, bằng 98,6% so với kế hoạch, bằng 96,8% cùng kỳ. Tuy diện tích giảm nhưng nhờ năng suất đạt cao nhất trong những năm gần đây nên sản lượng lúa đạt 30.585 tấn, bằng 100,3% kế hoạch.

Diện tích sản xuất vụ mùa đạt 5.850 ha, bằng 98% cùng kỳ, bằng 115,8% kế hoạch, trong đó: diện tích lúa đạt 4.894 ha, bằng 103,6% cùng kỳ, năng suất đạt 52,1 tạ/ha bằng 92,87% cùng kỳ, sản lượng đạt 25.503 tấn, bằng 96,26% cùng kỳ; diện tích ngô đạt 340 ha, bằng 85,8% cùng kỳ; diện tích rau các loại đạt 296,2 ha bằng 123,8% cùng kỳ, năng suất đạt 179,7 ha, bằng 61% cùng kỳ. Năng suất lúa mùa giảm do mưa nhiều; tuy nhiên do diện tích gieo trồng tăng nên tổng sản lượng vượt 1,2% chỉ tiêu kế hoạch.

+ Về công tác trồng cây và bảo vệ rừng: chỉ đạo tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quản lý, bảo vệ rừng tại các xã có rừng; phong trào trồng cây, bảo vệ rừng được triển khai thực hiện tốt, trên địa bàn huyện đã trồng được 27.400 cây, trong đó: 11.000 cây ăn quả và 16.400 cây bóng mát. Trong năm không xảy ra cháy rừng trên địa bàn.

+ Chăn nuôi, thủy sản: tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát, không xảy ra các dịch bệnh lớn trên địa bàn. Công tác phòng dịch có sự chủ động cao; thường xuyên giám sát dịch bệnh đến từng hộ nuôi; tổ chức tiêm phòng định kỳ: trâu bò trên 6000 con; lợn: 66.200 con; gia cầm hơn 900.000 con và chó gần 9.000 con; kịp thời phát hiện, điều trị các bệnh thông thường. Đã tổ chức 06 đợt vệ sinh tiêu độc môi trường với tổng diện tích hơn 15,7 triệu m2

tại những nơi có nguy cơ cao như: ổ dịch cũ; chợ kinh doanh động vật và sản phẩm động vật...

Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) trên địa bàn có xu hướng tăng qua 3 năm với TĐPTBQ đạt 98,25%. Đây là ngành có chiếm cơ cấu nhiều nhất trong tổng nhóm ngành chiếm trên 50%.

Toàn huyện có 81 doanh nghiệp công nghiệp đầu tư vào địa bàn. Hiện có doanh nghiệp vừa hoạt động hiệu quả như Công ty chè Long Phú, Nhà máy Vật liệu viễn thông 1, Công ty Vinaconex. Các cụm công nghiệp Yên Sơn, cụm công nghiệp Ngọc Liệp, khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai đang thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư hiệu quả.

Trên địa bàn huyện có 16 làng nghề truyền thống. Nhiều ngành nghề truyền thống được duy trì, phát triển như chế biến nông sản ở các xã Tân Hòa, Cộng Hòa; sản xuất hàng mây, giang đan ở các xã Nghĩa Hương, Ngọc Mỹ, Tuyết Nghĩa, làng nghề đan cót Văn Khê, làng chế biến gỗ Nghĩa Hương…

+ Thương mại - dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ, thương mại được khuyến khích phát triển và tổ chức quản lý tốt. Tổng giá trị sản xuất nhóm ngành thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng qua 3 năm đạt 109,33%.

Thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ nông thôn và đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng cơ sở thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Đầu tư xây dựng chợ mới Tân Phú, quy mô 9.700 m2; cải tạo chợ So (xã Tân Hòa), chợ Cấn Thượng (xã Cấn Hữu); hoàn thành công tác lập phương án và tổ chức lấy ý kiến các hộ xã viên hợp tác xã Chợ Phủ để triển khai đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng; thực hiện dự án xây dựng chợ Phủ và trung tâm dịch vụ thị trấn Quốc Oai; thực hiện các thủ tục giải phóng mặt bằng và chuẩn bọ đầu tư dự án siêu thị gắn với khu thương mại dịch vụ phụ trợ (siêu thị Lan Chi).

Tổ chức tốt hội chợ hoa xuân Tết nguyên đán, hội chợ hàng Việt và 4 phiên chợ Việt, thu hút sự tham gia của gần 800 doanh nghiệp và tiểu thương. Từng bước xây dựng và triển khai kế hoạch khai thác, phát triển du lịch trên

địa bàn, trung tâm là di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Thầy, khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách; Khu du lịch Tuần Châu 2, tại Sài Sơn, ven đường Đại lộ thăng Long Láng - Hòa Lạc … nhằm tạo động lực phát triển thương mại và các loại hình dịch vụ khác.

2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Giao thông: Những năm gần đây, hệ thống giao thông của Quốc Oai đã được quan tâm đúng mức. Các tuyến đường liên huyện, liên xã, đường làng ngõ xóm được đầu tư làm mới. Trong đó có dự án đầu tư thi công đường 421B dài hơn 17km đi qua 8 xã của huyện Quốc Oai và Quốc Oai (có mức đầu tư gần 117 tỷ đồng); dự án đầu tư xây dựng công trình đường Trại Cá - Liệp Tuyết - Phú Cát có chiều dài 5km (với tổng mức đầu tư trên 14 tỷ đồng). Trục đường lớn phát triển về phía Tây của Hà Nội có gần 10 km đi qua địa bàn của Quốc Oai, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng như phát triển đô thị quanh trục đường này. Ngoài ra, có đường 21A (Sơn Tây - Xuân Mai, nay là đường Hồ Chí Minh) cũng chạy qua địa bàn Quốc Oai 8 km, cùng nhiều trục huyện lộ khác đã và đang được triển khai xây dựng, đặc biệt các tuyến đường giao thông liên thôn, trục xóm đang thực hiện theo Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông của địa phương. Đó cũng chính là nền tảng để phát triển đô thị, cũng như các ngành kinh tế, du lịch, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.

Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc: Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu và thời tiết, như bão, lũ, ... gây thiệt hại cơ sở vật chất, nhưng ngành bưu chính viễn thông Quốc Oai đã luôn triển khai công tác một cách chủ động, tích cực, có các phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt

cho hoạt động thường ngày của các cơ quan hữu quan; các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.

Hệ thống điện: Điện lưới quốc gia đã phát triển đến 100% số xã và thị trấn. Năm 2017, 2018 điện thương phẩm bình quân tính trên đầu người đạt 606 kWh/ng/năm, bằng 50% so với chỉ tiêu toàn thành phố Hà Nội.

2.1.2.5. Văn hóa, thể thao, du lịch

Trong năm 2018, toàn huyện có 95/96 thôn đạt danh hiệu “ thôn văn hóa” = 99%, vượt 01 thôn so với kế hoạch; 04/05 tổ dân phố đạt danh hiệu “ Tổ dân phố văn hóa” = 80%, đạt 100% kế hoạch; số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa 122/170 = 71,7%; số gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hóa” đạt 46.471/52.808 hộ, chiếm tỷ lệ 88%, đạt 100% kế hoạch.

Duy trì hoạt động thường xuyên thư viện trung tâm phục vụ nhu cầu đọc sách báo của nhân dân; tổ chức các hoạt động liên hoan văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn.

Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng chương trình hành trình di sản tại Chùa Thầy nhằm hợp tác, quảng bá hình ảnh Quốc Oai, tạo cầu nối du lịch, tăng cường liên kết và là một kênh thông tin quảng bá hiệu quả cho du lịch Quốc Oai đến với du khách trong và ngoài nước.

Các hoạt động thể dục thể thao có nhiều chuyển biến tích cực, cả về chiều rộng và chiều sâu: củng cố và đi vào hoạt động ổn định các lớp năng khiếu, các câu lạc bộ; tổ chức thành công Hội khỏe phù đổng huyện Quốc Oai và các giải đấu trên địa bàn huyện; cử vận động viên tham gia các giải đấu cấp thành phố; triển khai lắp đặt 03 bể bơi thông minh tại các khu vực đông dân cứ phục vụ dạy bơi, phòng chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn.

Đài truyền thanh huyện đã thực hiện gần 5.000 tin, bài với các nội dung trọng tâm vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội trọng đại của đất nước, thành phố và những

nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Cổng thông tin điện tử huyện được duy trì có hiệu quả, cập nhật gần 2.000 tin bài về các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của huyện, thành phố. Đặc biệt, hệ thống thông tin, tuyên truyền của huyện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền trước và trong ngày bầu cử đại biểu quốc hội và HĐND các cấp, tạo không khí sôi nổi trong ngày hội toàn dân, góp phần quan trọng vào thành công trong công tác bầu cử.

2.1.2.6. Y tế

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp, triển khai kịp thời không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân luôn được quan tâm, phối hợp, chỉ đạo. Tổ chức vận động nhân dân tích cực tham gia đóng bảo hiểm y tế. Toàn bộ 21/21 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế đạt 100% kế hoạch.

Chủ động tổ chức tiếp nhận các cơ sở y tế theo phân cấp quản lý mới của thành phố và đề xuất các kế hoạch, phương án từng bước triển khai chuẩn hóa công tác y tế trên địa bàn huyện.

Công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn được đảm bảo, không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra trên địa bàn. Cơ quan chuyên môn đã tổ chức kiểm tra 2.926 cơ sở, trong đó 2.399 đạt yêu cầu, chiếm 82%, giảm 0,86% so với 2017.

Hoạt động hành nghề y - dược tư nhân được quản lý thường xuyên, đã tiến hành kiểm tra 96 cơ sở, trong đó 19 cơ sở có phép, chiếm 19,8%; phát hiện và đình chỉ 77 cơ sở không đủ điều kiện hành nghề.

Từ các điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội như trên là điều kiện quan trọng, thúc đẩy huyện phát triển hơn nữa trong thời gian tới, là tiền đề quan trọng, yếu tố tích cực tác động mạnh mẽ đến việc tổ chức thực hiện, giải quyết tốt các chính sách ưu đãi người có công của Huyện.

2.2. Tổng quan về ngƣời có công và chính sách ƣu đãi ngƣời có công trên địa bàn Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

2.2.1. Tổng quan về người có công trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Theo Pháp lệnh ưu đãi người có công số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến ngày 30/12/2018, số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)