Chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởnglà một nội dung quản lý nhà nước, là hoạt động có mục đích do các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành nhằm thiết lập và duy trì trật tự pháp luật. Theo Luật Thi đua, Khen thưởng, chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng bao gồm:

* Các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng từ trung ương đến địa phương:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước.

Cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở trung ương có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong phạm vi địa phương mình theo quy định của pháp luật.

Trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, ở mỗi cấp sẽ thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng để tham mưu, tư vấn cho thủ trưởng đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng, cụ thể:

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Cơ quan chuyên trách thi đua, khen thưởng ở trung ương là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trung ương.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về công tác thi đua, khen thưởng.

* Ngoài các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp trong tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng, còn có các chủ thể là các cơ quan, tổ chức được quy định trong Luật Thi đua, Khen thưởng, đó là: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý thi đua,

khen thưởng trong phạm vi ngành. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội căn cứ vào quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản khác có liên quan thực hiện quản lý thi đua, khen thưởng trong phạm vi tổ chức mình. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, cổ động phong trào thi đua, khen thưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)