Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, đặc biệt trong tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Hiệu lực, hiệu quả của tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Bởi, “cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [33, tr.269].
Mặc dù vậy, phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn trong hoạch định, tổ chức thực hiện, cũng như trong thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng hiện nay của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức vẫn còn nhiều hạn chế. Chất lượng xây dựng pháp luật về thi đua, khen thưởng còn thấp so với thực tiễn, dẫn đến việc “dễ
thông qua nhưng khó thi hành” ở cấp vĩ mô. Quy trình làm luật hiện nay chỉ coi trọng mặt chính sách, giải trình nội dung chính sách hay luật mà không đòi hỏi giải trình về mặt kỹ thuật tổ chức thực hiện, nhất là về mặt thanh tra, kiểm soát. Thậm chí, không ít pháp luật về thi đua, khen thưởng của Nhà nước ban hành đúng, song do sự chuyên nghiệp và ý thức chuyên nghiệp trong thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức yếu kém, nên khiến cho tổ chức pháp luật về thi đua, khen thưởng chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Tiểu kết chƣơng 1
Tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong hoạt động đời sống xã hội, góp phần đưa Luật Thi đua, Khen thưởng vào thực tiễn, theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm tạo động lực lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nghiên cứu một số lý luận cơ bản về thi đua, khen thưởng, pháp luật thi đua, khen thưởng từ đó đưa ra khái niệm, đặc điểm, chủ thể, vai trò, nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng là nền tảng, cơ sở để nghiên cứu sâu hơn việc tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Để từ đó có những nhìn nhận, đánh giá sát thực nhất và đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm việc tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay.
Chƣơng 2