Giải pháp nhằm bảo đảm việc xây dựng và ban hành pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 85 - 89)

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thường Tín)

3.1. Giải pháp nhằm bảo đảm việc xây dựng và ban hành pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay

đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay

Văn bản pháp luật vừa là công cụ hữu hiệu phục vụ cho việc quản lý và điều hành của các cơ quan nhà nước, vừa là nguồn cung cấp thông tin pháp luật cơ bản, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động cũng như hoạch định phương hướng phát triển của cơ quan, đơn vị. Trong công tác thi đua, khen thưởng, hệ thống các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng là hành lang pháp lý, cơ sở quan trọng để Nhà nước quản lý thi đua, khen thưởng bằng pháp luật. Từ khi Luật Thi đua, Khen thưởng ban hành, đã có nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng, tạo bước chuyển biến tích cực trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện, góp phần nâng cao vị trí, vai trò, tầm quan trọng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Đối với thành phố Hà Nội, từ năm 2015 đến nay đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản thay thế, bổ sung, sửa đổi về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố phù hợp với Luật Thi đua, Khen thưởng, các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ và phù hợp với vị trí vai trò Thủ đô của đất nước như: quy định về công tác thi đua, khen thưởng; quy chế khen thưởng doanh nghiệp; quy chế xét, công nhận công trình chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước; quy chế xét tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú; quy chế xét tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, v.v…cùng với các văn bản hướng dẫn, chương trình hành động liên quan đến thi đua, khen thưởng. Với hệ thống các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng từ trung ương đến thành phố Hà Nội, là cơ sở để các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện Thường Tín nói riêng tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Trong giai đoạn vừa qua, công tác xây dựng và ban hành văn bản về thi đua, khen thưởng của huyện Thường Tín đã được quan tâm thực hiện, huyện đã ban hành các quyết định về thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, các cụm thi đua thuộc huyện, chương trình hành động về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2015 - 2020, các kế hoạch, công văn hướng dẫn thực hiện thi đua, khen thưởng hàng năm. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là huyện Thường Tín chưa ban hành quy chế về thi đua, khen thưởng trên địa bàn. Vì vậy, việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín phù hợp với các quy định mới trong các văn bản của trung ương, thành phố Hà Nội và thực tiễn tại địa phương là yêu cầu cấp bách trong tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín hiện nay.

Xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những động lực, giải pháp giúp cho công tác quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín được đúng hướng và hiệu quả; trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín cần thực hiện một số giải pháp:

Thứ nhất, thực hiện rà soát và hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện về thi đua, khen thưởng huyện Thường Tín đã ban hành trong thời gian qua. Cập nhật các văn bản mới do Bộ Nội vụ, thành phố Hà Nội ban hành để xây dựng cũng như sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn trước đây và ban hành kịp thời các văn bản về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là cần sớm ban hành quy chế công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, là cơ sở để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện hiểu, nắm rõ các quy định về tiêu chuẩn, thẩm quyền, quy trình và tổ chức thực hiện các hoạt động thi đua, công tác khen thưởng theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về thi đua, khen thưởng, đồng thời là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động thi đua, khen thưởng tại huyện, giảm thiểu các quy định theo tiền lệ trước đây, chẳng hạn như việc quy định các trường hợp khen thưởng và đề nghị

khen thưởng xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện ủy. Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản phải đảm bảo đúng quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Vì hiện nay, Luật Thi đua, Khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 thay thế Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 về việc ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng cần tiếp tục rà soát, hệ thống hóa, phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc trong quá trình thực tiễn tại cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn để có ý kiến đề nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 170, Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “Các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì tự mình hoặc kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật” [49, tr.78-79].

Thứ hai, tăng cường vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, cũng như công tác tham mưu của phòng Nội vụ và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tham mưu ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng để văn bản được ban hành có hiệu lực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản được ban hành liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban

nhân dân huyện Thường Tín nên giao nhiệm vụ cụ thể bằng văn bản cho phòng Nội vụ về tiến độ, thời gian, sự chủ động trong việc ban hành các văn bản của phòng để phòng Nội vụ có thể phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng và ban hành văn bản về thi đua, khen thưởng cụ thể: phối hợp phòng Tư pháp trong việc tham mưu đề xuất việc ban hành quyết định quy định về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; phối hợp với các ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các đoàn thể huyện, các xã, thị trấn trong việc triển khai ban hành văn bản hướng dẫn liên quan đến thi đua, khen thưởng. Đặc biệt, cần tiếp thu ý kiến của các xã, thị trấn, các trường học trong việc triển khai thực hiện các văn bản về thi đua, khen thưởng để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn cơ sở, tránh tình trạng quy định đặt ra nhưng phải thường xuyên điều chỉnh hoặc ban hành thêm văn bản để hướng dẫn, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện. Đồng thời, nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản, tránh việc sao chép nội dung các văn bản không có giá trị pháp lý hoặc của đơn vị khác.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật. Trong tiến trình cải cách hành chính ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là một khâu quan trọng nhằm thiết lập một nền hành chính năng động, trách nhiệm, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, huyện Thường Tín cần tích cực cập nhật, đăng tải các văn bản pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng trên trang thông tin điện tử của huyện và trang Fanpage “Thường Tín đất danh hương”; xây dựng các chuyên mục về văn bản pháp luật, thủ tục hành chính để đáp ứng nhu cầu tra cứu, thực hiện công tác tuyên truyền cũng như tiếp nhận ý kiến phản hồi, đóng góp của các tổ chức, cá nhân đối với văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng. Tăng cường ứng dụng chữ ký số trong các hoạt động chỉ đạo, điều hành của huyện đối với công tác thi đua, khen thưởng, góp phần nâng cao hiệu lực pháp lý của các văn bản ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)