Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong xây dựng và ban hành pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

xây dựng và ban hành pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay

Hạn chế, tồn tại trong xây dựng và ban hành pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay

Trong thời gian qua, việc ban hành các văn bản về công tác thi đua, khen thưởng của huyện Thường Tín vẫn còn một số hạn chế, tồn tại:

Thứ nhất, việc ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng chưa kịp thời, chưa ổn định, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như hướng dẫn của

thành phố. Vì vậy, việc thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành còn chưa đạt hiệu quả cao, ảnh hưởng đến công tác thi đua, khen thưởng của huyện.

Văn bản ban hành về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện chủ yếu là trích dẫn lại một cách chung nhất các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về công tác thi đua, khen thưởng, dẫn đến tình trạng khi xét khen thưởng theo kế hoạch hàng năm của thành phố Hà Nội, đặc biệt là công tác năm và tổng kết ngành giáo dục - đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện thường phải chờ văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố để ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể trên địa bàn huyện, dẫn đến việc thiếu sự chủ động trong công tác bình xét thi đua, khen thưởng từ huyện đến cơ sở.

Thứ hai, chưa có văn bản quy định cụ thể về quy chế thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện, dẫn đến hiệu quả hoạt động về thi đua, khen thưởng chưa cao.

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong xây dựng và ban hành pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay

Một là, Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có sự thay đổi liên tục. Đối với cấp huyện phải chờ hướng dẫn của thành phố mới có thể điều chỉnh thay đổi dẫn đến việc chưa cập nhật kịp thời khi mà “Luật Thi đua, Khen thưởng có nhiều quy định về thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua quá chung chung, dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện mâu thuẫn với Luật của Quốc hội. Luật chưa xác định được đối tượng cụ thể để xét tặng danh hiệu thi đua và đối tượng để quyết định hình thức khen thưởng, dẫn đến sự trùng lắp trong căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua và quyết định hình thức khen thưởng” [51, tr.77].

Việc thường xuyên thay đổi nghị định và thông tư hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng đã gây không ít khó khăn cho các cấp thực hiện, đặc biệt là cấp huyện. Mới đây nhất là Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 (thay thế Thông tư

số 08/2017/TT-BNV) có hướng dẫn chi tiết về một trong các tiêu chuẩn khen thưởng đối với tập thể khi tập thể có tổ chức Đảng, đoàn thể thì tổ chức Đảng, đoàn thể phải được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc đánh giá đối với các tổ chức cơ sở Đảng có khống chế tỷ lệ về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dẫn đến việc đề nghị khen cấp Nhà nước theo giai đoạn 2015 - 2020 cũng như đề nghị thành phố khen thưởng đối với nhiều tập thể trong công tác năm 2020 bị gián đoạn, chưa đủ tiêu chuẩn trong khi các văn bản hướng dẫn trước chỉ hướng dẫn chung đối với tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không quy định nhất thiết chi bộ Đảng cũng phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Thông tư quy định về việc khen thưởng phòng Giáo dục và Đào tạo theo năm học, trong khi đó phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn cấp huyện, thực hiện đánh giá theo năm công tác, gây khó khăn cho cấp huyện khi triển khai thực hiện.

Hai là, xuất phát từ yếu tố năng lực của công chức làm thi đua, khen thưởng khi chưa thấy được tầm quan trọng trong việc soạn thảo và ban hành văn bản thực hiện các quy định về công tác thi đua, khen thưởng; chưa có sự đầu tư nghiên cứu đúng mức nên chậm tham mưu ban hành các văn bản, nhiều văn bản quy định thi đua, khen thưởng ban hành mang tính chung chung sao chép lại các quy định của văn bản cấp trên, sao chép văn bản của các đơn vị khác làm giảm hiệu lực, hiệu quả của một số văn bản do huyện ban hành và đôi khi ban hành văn bản để báo cáo với cấp trên, không triển khai thực hiện trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)