Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản đến, văn bản đi tại bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 48 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Căn cứ theo Nghị định số 123 2016 NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ theo Nghị định số 86 2017 NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&ĐT;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

b. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Căn cứ theo Nghị định số 86 2017 NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm 33 Vụ, Cục, Đơn vị bao gồm:

1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân 2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ

3.Vụ Tài chính, tiền tệ. 4. Vụ Kinh tế công nghiệp. 5. Vụ Kinh tế nông nghiệp. 6. Vụ Kinh tế dịch vụ.

7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị. 8. Vụ Quản lý các khu kinh tế.

9. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư. 10. Vụ Kinh tế đối ngoại

11.Vụ Lao động, văn hóa, xã hội

12.Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường 13. Vụ Quản lý quy hoạch

14.Vụ Quốc phòng, an ninh 15. Vụ Pháp chế

16.Vụ Tổ chức cán bộ

17.Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thông 18. Văn phòng Bộ

19. Thanh tra Bộ

20. Cục Quản lý đấu thầu

21. Cục Phát triển doanh nghiệp 22. Cục Đầu tư nước ngoài

23. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh 24. Cục Phát triển Hợp tác xã

25. Tổng cục Thống kê

26. Viện Chiến lược phát triển

27. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

28. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia 29. Trung tâm Tin học

30. Báo Đầu tư

32. Học viện Chính sách và Phát triển

33. Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch

2.1.2. Phòng Hành chính thuộc Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Căn cứ Quyết định số 1868 QĐ-BKHĐT ngày 21 12 2017 về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ; Quyết định 386 QĐ-VP ngày 28 03 2018 quy định nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị thuộc Văn phòng Bộ.

Văn phòng Bộ là đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp, điều phối các hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ theo chương trình, kế hoạch làm việc của Bộ; kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý công tác kế hoạch - tài chính, tài sản của Bộ KH&ĐT và thực hiện công tác hành chính, quản trị, lễ tân đối với các hoạt động của cơ quan Bộ.

Phòng Hành chính thuộc Văn phòng Bộ KH&ĐT có chức năng giúp Bộ trưởng, Chánh Văn phòng trong công tác Văn thư, đánh máy, in chụp văn bản, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài, công tác hành chính văn phòng. Phòng bao gồm các bộ phận phụ trách các phần công việc sau: bộ phận văn thư, bộ phận in chụp, bộ phận scan đánh máy. Trong đó nhiệm vụ chiếm phần khối lượng công việc lớn nhất của phòng là công tác quản lý văn bản.

Công tác quản lý văn bản trong phòng bao gồm các công việc:

- Tiếp nhận các loại văn bản, hồ sơ dự án và những tài liệu khác gửi đến Bộ, báo cáo Lãnh đạo Văn phòng Bộ phân, chia và scan văn bản, chuyển văn bản đến Lãnh đạo Bộ và các đơn vị trong cơ quan để xử lý.

- Mã hoá văn bản, tài liệu theo chuyên mục; lưu giữ thông tin và cập nhật. Theo dõi quá trình xử lý văn bản để có thông tin thường xuyên phục vụ các cấp lãnh đạo điều hành công tác.

- Quản lý công văn đi - đến trên Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc, quản lý thông tin văn bản gửi, nhận điện tử của Bộ với các cơ quan trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Thực hiện quy trình gửi, nhận, cập nhật văn bản điện tử trên Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc theo quy định. Chịu trách nhiệm theo dõi, cập nhật tình hình xử lý văn bản đến của các đơn vị thuộc Bộ lên Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc.

- Quản lý và sử dụng các con dấu của Bộ và Văn phòng Bộ. Quản lý và sử dụng Chứng thư số chuyên dùng của Bộ và Văn phòng Bộ theo quy định.

- Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản; làm thủ tục phát hành các văn bản đi theo quy định.

- Phụ trách thông tin liên lạc trong và ngoài cơ quan bao gồm: Điện thoại, điện báo, điện mật, fax đi - đến, liên lạc và chuyển phát các loại công văn theo quy định.

- Sắp xếp, nộp lưu văn bản theo quy định;

- Tiếp nhận điện mật đến, chuyển giao và phát hành điện mật đi;

- Đội ngũ cán bộ công chức trong phòng gồm cán bộ công chức chuyên trách và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tất cả đều được đào tạo về công tác văn thư, công tác quản lý văn bản để phục vụ tốt cho công việc của phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản đến, văn bản đi tại bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)