Quy trình thực thi chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 33 - 49)

Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách đối với người có công

Để đạt được kết quả tốt và có hiệu quả trong thực thi chính sách đối với người có công, trước tiên cần phải tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai thực thi một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng từ kế hoạch tổ chức điều hành, kế hoạch về các nguồn lực, kế hoạch thời gian triển khai, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đồng thời phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của chủ

thể ban hành. Khi xây dựng kế hoạch thực thi chính sách đối với người có công cần quy định những nội dung cơ bản sau:

- Kế hoạch tổ chức điều hành: Dự kiến cơ quan chủ trì phải phân công rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, tổ chức, từng cán bộ, công chức trong thực thi chính sách, tránh chồng chéo nhiệm vụ giữa cơ quan này với cơ quan khác, cán bộ này với cán bộ khác.

- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực: Dự kiến về cơ sở vật chất, các công cụ, phương tiện kỹ thuật phục vụ tổ chức thực hiện, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực tài chính, con người nhằm đảm bảo việc triển khai thực thi diễn ra được thuận lợi, mang lại hiệu quả.

- Kế hoạch thời gian thực thi: Dự trù thời gian duy trì chính sách, thời gian của các bước thực thi chính sách từ phổ biến, tuyên truyền chính sách đến tổng kết đánh giá, chia sẻ và rút kinh nghiệm thực thi chính sách. Mỗi bước phải nêu rõ mục tiêu đưa ra và thời gian dự kiến.

- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách: Dự kiến về tiến độ hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách về quy định nội dung, quy chế về tổ chức điều hành, về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức tham gia tổ chức thực thi chính sách, về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực thi chính sách.

- Kế hoạch triển khai chính sách ở lĩnh vực nào do lãnh đạo lĩnh vực đó xem xét góp ý dự thảo. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách có giá trị pháp lý khi được mọi người đồng ý thực thi, sau khi các lĩnh vực quyết định thông qua. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách có thể điều chỉnh nếu kế hoạch đó không phù hợp với thực tế. Việc điều chỉnh kế hoạch, do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.

Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với người có công

đối với các cơ quan có thẩm quyền, các đối tượng thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền làm cho các đối tượng chính sách và mọi người dân nhận biết về mục đích, yêu cầu, đầy đủ, chính xác của chính sách để các bên có liên quan tự giác tham gia thực thi, đồng thời giúp cho cán bộ, công chức có trách nhiệm thực thi chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất, mức độ, quy mô, tầm quan trọng của chính sách đối với đời sống xã hội, để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp đến mục tiêu chính sách và triển khai thực thi mang lại hiệu quả cao trong kế hoạch chính sách.

Công tác phổ biến, tuyên truyền được thể hiện nhiều hình thức như thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, tổ chức hội nghị, tờ rơi, các hình thức tuyên truyền khác. Phổ biến, tuyên truyền rất quan trọng trong việc thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phải kịp thời và hiệu quả làm đối tượng chính sách tiếp cận, kê khai, thụ hưởng chính sách nhanh chóng làm các cơ quan và cán bộ, công chức thực thi chính sách rút ngắn thời gian đạt đến mục tiêu đề ra. Nếu đối tượng thụ hưởng không hiểu chính sách, thời gian kéo dài, bổ sung nhiều lần, gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, cá nhân và các cơ quan trực tiếp thực thi chính sách đến việc tổng kết, đánh giá thực thi chính sách.

Bước 3: Phân công, phối hợp thực thi chính sách đối với người có công

Để thực thi chính sách đối với người có công đạt hiệu quả cao, cần phải phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp, chính quyền địa phương. Sự phân công phải đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp lý, xác định cơ quan, cá nhân nào đóng vai trò chủ trì, cơ quan và cá nhân nào có chức năng phối hợp, tránh trường hợp nêu chung chung. Từ đó, đảm bảo quá trình thực thi chính sách diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, không bị chồng chéo, thiếu sót hoặc bị tắc nghẽn, khi kế hoạch thực thi chính sách đã được phê duyệt.

Thực tế, chính sách mới ban hành xong nhưng không thể triển khai thực thi hoặc thực thi không mang lại hiệu quả, đó là do sự phân công, trách nhiệm cho các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp bị chồng chéo và không rõ ràng, thống nhất giữa các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp dẫn đến gặp khó khăn, xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy hoặc ôm đồm dẫn đến không ai làm hết trách nhiệm hoặc làm nửa vời không đến nơi, đến chốn. Chính vì vậy, để thực thi chính sách người có công có hiệu quả, cần phải có sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu, kế hoạch và hệ thống chính trị, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác tuyên truyền, vận động, công tác cung ứng nguồn lực tài chính, trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo đến thực thi chính sách. Trách nhiệm chính là ngành LĐ-TB&XH và UBND các cấp.

Bước 4: Duy trì chính sách người có công

Đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Để duy trì được chính sách đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực của nhiều yếu tố, như Nhà nước là người tổ chức thực thi chính sách phải tạo điều kiện và môi trường để chính sách được thực thi tốt. Đối với người chấp hành chính sách phải có trách nhiệm tham gia tích cực vào thực thi chính sách.

Nếu việc thực thi chính sách người có công gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động thì cơ quan nhà nước chủ động sử dụng các công cụ quản lý tác động nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách người có công. Trong một chừng mực nào đó, đảm bảo lợi ích các cơ quan nhà nước phối hợp, sử dụng biện pháp hành chính để duy trì thực thi chính sách. Đồng bộ của các chủ thể tham gia thực thi chính sách làm góp phần duy trì một cách tích cực chính sách người có công.

Bước 5: Điều chỉnh bổ sung chính sách người có công

Bổ sung, điều chỉnh chính sách người có công là quan trọng đến quy trình tổ chức thực thi chính sách. Điều chỉnh chính sách thực thi bởi cơ

quan nhà nước có thẩm quyền đến chính sách người có công phải phù hợp đến thực tế. Cơ quan nào ban hành chính sách thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách. Nhưng trong thực tế, việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế, chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt. Nên, các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp phải chủ động điều chỉnh, cơ chế, chính sách để thực thi có hiệu quả hơn, nhưng không thay đổi mục tiêu chính sách. Nguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chỉnh chính sách là để chính sách tiếp tục tồn tại chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực thi mục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế, chứ không cho phép điều chỉnh mà làm thay đổi mục tiêu, nghĩa là làm thay đổi chính sách, thì coi như chính sách không thất bại. Trong tổ chức thực thi chính sách người có công cần chú ý nguyên tắc. Điều chỉnh chính sách người có công đòi hỏi phải chính xác, hợp lý, nếu không sẽ làm sai lệch chính sách, biến dạng chính sách, làm chính sách trở nên kém hiệu quả, thậm chí làm chính sách không đi vào cuộc sống.

Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách

Bất cứ triển khai chính sách nào thì cũng phải kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo các chính sách được thực thi đúng, và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Các cơ quan Nhà nước thực thi việc kiểm tra này, và nếu tiến hành thường xuyên thì giúp cơ quan có thẩm quyền nắm vững được tình hình thực thi chính sách từ đó có những kết luận chính xác về chính sách. Công tác kiểm tra này cũng giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách.

Bước 7: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực thi chính sách

Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách đến các cơ quan và cá nhân liên quan được phân công thực thi chính sách, lợi ích mang đến xã hội, hiệu quả cho đối tượng hưởng lợi từ chính sách.

Thực thi chính sách được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong quá trình đó, người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực thi chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Đánh giá tổng kết trong bước thực thi chính sách được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo - điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách.

Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực thi chính sách là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Ngoài ra còn xem xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong việc tham gia thực thi chính sách. Cơ sở để đánh giá, tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách công trong các cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao và những nội quy, quy chế được xây dựng ở bước 1 của phần này.

Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, còn xem xét, đánh giá việc thực thi của các đối tượng tham gia thực thi chính sách công bao gồm: các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên với tư cách là công dân. Thước đo đánh giá kết quả thực thi của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian.

Do vậy tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực thi chính sách là một nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức thực thi chính sách, trên cơ sở tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách một cách nghiêm túc mới biết được chính xác kết quả thực thi chính sách và hiệu quả tổ chức thực thi chính sách đối với người có công.

1.3. Yêu cầu về thực thi chính sách đối với ngƣời có công.

Việc thực thi chính sách đối với người có công cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Một là yêu cầu thực hiện mục tiêu: Yêu cầu của thực hiện mục tiêu chính

sách là cụ thể, rõ ràng, chính xác. Đây là yêu cầu đầu tiên để thu hút mọi hoạt động thực thi chính sách theo định hướng. Muốn thực thi thành công các chính sách, Nhà nước phải xác định mục tiêu của từng chính sách thật cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác. Đồng thời các cơ quan chuyên trách phải triển khai được mục tiêu chính sách thành những kế hoạch và chương trình cụ thể.

Đối với thực thi chính sách đối với người có công thì yêu cầu thực hiện mục tiêu là đảm bảo cuộc sống về vật chất và tinh thần cho đối tượng người có công và thân nhân của họ là mục tiêu tiên quyết góp phần đưa đời sống của ngưòi có công cao hơn mức sống của nhân dân nơi cư trú. Hàng năm mục tiêu trên được đưa vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và được cụ thể hóa bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể sát thực và phù hợp với từng địa phương.

Hai là, phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý và pháp lý trong thực thi

chính sách công.

Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống bộ máy quản lý nhà nước phải gọn, nhẹ đủ năng lực thực thi chính sách theo quy trình khoa học, thể hiện trong quá trình thực thi chính sách là việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý chính sách, việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả một chính sách.

Quy trình thực thi chính sách lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khi nó được triển khai vào đời sống xã hội. Bởi vậy tính khoa học của quá trình tổ chức thực thi chính sách phải thể hiện được sức sống để tồn tại trong thực tế

như: mục tiêu cụ thể của chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương trong từng thời kỳ; các biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách phải tương ứng với trình độ nhận thức và tài nguyên của vùng hay địa phương. Như vậy không thể thực hiện các bước theo quy trình khoa học một cách máy móc. Tùy vào tình hình thực tế mà lựa chọn cách thức tổ chức thực thi chính sách cho phù hợp. Tuy vậy, quá trình vận dụng vẫn phải tuân theo các nguyên tắc pháp lý để đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong chấp hành chính sách.

Tính pháp lý được thể hiện trong thực thi chính sách là việc chấp hành các chế định về thực thi chính sách như: trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân được giao thực thi chính sách, thủ tục giải quyết các mối quan hệ trong thực thi chính sách, cưỡng chế thực thi chính sách trong những trường họp cần thiết.

Kết hợp các tính chất trên trong một yêu cầu thực thi chính sách sẽ giúp nâng cao hiệu lực thực thi của công tác thực thi chính sách của các cơ quan nhà nước, đồng thời còn củng cố niềm tin của các đối tượng chính sách vào nhà nước.

Qua đánh giá, trong quá trình thực thi chính sách đối với người có công của các cơ quan nhà nước về lĩnh vực người có công đã và đang tinh giảm, bố trí gọn, nhẹ đủ năng lực tổ chức thực thi chính sách theo quy trình khoa học, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý chính sách, thu hút các nguồn lực vào thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với người có công.

Ba là, yêu cầu đảm bảo lợi ích thật sự cho các đối tượng thụ hưởng:

Trong xã hội thường tồn tại nhiều nhóm lợi ích, các nhóm lợi ích lại biến động theo không gian và thời gian. Tùy theo tính chất của mỗi chế độ xã hội, mà nhóm lợi ích sẽ được thụ hưởng khác nhau. Nhà nước thường ra tay bảo

vệ và chuyển lợi ích đến các đối tượng thụ hưởng bằng chính sách. Để công cụ này phát huy tác dụng, cần phải có sự hưởng ứng thực hiện một cách tự giác trên cơ sở lòng tin của dân chúng vào chính sách của nhà nước. Kết quả trên thật sự mang lại lợi ích cho mỗi đối tượng thực hiện và toàn xã hội.

Chính sách đối với người có công cần nhằm đạt được các nội dung sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)