Bảng 2.10 Đánh giá về công tác tuyền truyền, phổ biến các chính sách
3.2.1. Tăng cường chất lượng đội ngũ thực thi chính sách đối vớ
các cấp đối với công tác chăm sóc người có công
Có thể nhận thấy rõ rằng trong hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhân dân, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện vai trò nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. So với các tổ chức xã hội khác, vai trò này của các tổ chức chính trị - xã hội có tính trực tiếp hơn trong việc phục vụ sự nghiệp cách mạng theo đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong giải quyết chính sách đối với người có công tại các địa phương là việc làm quan trọng, nhất là trong giám sát việc xét duyệt hồ sơ giải quyết chính sách đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
3.2. Giải pháp cơ bản để đảm bảo thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
3.2.1. Tăng cường chất lượng đội ngũ thực thi chính sách đối với người có công người có công
Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực của công chức làm công tác đối với người có công vừa có tâm huyết, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, nghiệp vụ chuyên môn tốt là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ công chức cơ sở, bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện đặc điểm của vùng. Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ.
Đặc biệt quan tâm đến đội ngũ công chức làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phường, xã. Cần có quy định, xây dựng chức danh công chức riêng để đội ngũ này yên tâm công tác, nghiên cứu, nâng cao trình độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ của Ngành nói chung và lĩnh vực người có công nói riêng.
Tăng cường sự phối hợp của cán bộ các Bộ, ngành, tỉnh với cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã trong việc hướng dẫn giải quyết chính sách người có công, nhất là các nội dung phức tạp như giải mã phiên hiệu đơn vị quân đội ở từng thời điểm trong chiến tranh; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; xác định bệnh, tật liên quan đến chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh.
Hiện nay đội ngũ công chức làm công tác đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn tây từ cấp phường đến cấp xã đã được củng cố, kiện toàn về nhiều mặt, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành được nâng lên. Hầu hết đội ngũ cán bộ đã thể hiện được lập trường quan điểm chính trị vững vàng, có tinh thần đoàn kết nhất trí, trách nhiệm trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là những ưu điểm cơ bản của đội ngũ công chức, đồng thời là tiền đề vững chắc đảm bảo sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó đội ngũ công chức đặc biệt là công chức văn hóa - xã hội các phường, xã làm công tác giải quyết chế độ chính sách đối với người có công vẫn còn nhiều hạn chế, cần được củng cố, nâng cao năng lực.
Để nâng cao năng lực đội ngũ công chức thực hiện pháp luật người có công, trong thời gian tới cần tập trung vào các biện pháp sau:
Thứ nhất, tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá một cách khách quan về
thực trạng, tình hình đội ngũ công chức đang làm công tác đối với người có công từ thành phố đến thị xã, phường, xã, dự báo nhu cầu công chức một cách
khoa học, đồng thời tiến hành xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cơ sở cho từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng địa phương, trên cơ sở đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể từng năm cho từng loại công chức theo quy hoạch.
Thứ hai, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với công
chức ngành lao động thương binh và xã hội, đặc biệt là lĩnh vực người có công, giảm nội dung lý luận, tăng cường nội dung thực tiễn, cập nhật đầy đủ chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động ở cơ sở, chú ý tăng cường bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng để phù hợp với điều kiện, đặc điểm của thị xã.
Thứ ba cần có chính sách hỗ trợ để cùng với ngân sách huyện bảo đảm
các điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cơ sở trong thị xã, kể cả đào tạo nguồn, đào tạo chuẩn hóa và đào tạo nâng cao trình độ.
Thứ tư song song với việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng công chức,
cần tăng cường chính sách tinh giản biên chế đối với số cán bộ, công chức hiện nay không đủ điều kiện để đào tạo chuẩn hóa, trình độ năng lực hạn chế, sức khỏe yếu không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.
Thứ năm, thực hiện chính sách thu hút, sử dụng số sinh viên mới ra
trường về cơ sở làm công tác lao động thương binh và xã hội, thực hiện việc luân chuyển cán bộ cấp thị xã, cấp thành phố về đảm nhiệm các chức danh chủ chốt ở cơ sở theo chủ trương chung.
3.2.2. Thực hiện tốt hơn nữa quy trình thực hiện chính sách đối với người có công
Một là, việc xây dựng kế hoạch được thực hiện trên cơ sở các kế hoạch
triển khai thực hiện chính sách đối với người có công tại thị xã, cần thiết được duy trì. Nhưng thị xã cần chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện của mình hướng đến việc phản ánh rõ những đặc điểm của địa
phương và dựa trên ý kiến của các đối tượng khác nhau có liên quan trên địa bàn của thị xã.
Đối với kế hoạch của các đơn vị có liên quan triển khai chính sách ở thị xã trong quá trình xây dựng yêu cầu phải phản ánh được kế hoạch của thị xã và từ đó phải có cái nhìn tổng quan chung. Trong quá trình lập kế hoạch của mình, thị xã cần có sự trao đổi, thông tin hai chiều với các phòng, ban, ngành và các phường, xã để đảm bảo trong lập kế hoạch và sau đó là triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo tính khả thi, không để xảy ra việc chồng chéo, trùng lắp hay bỏ sót các công việc cần triển khai.
Đối với kế hoạch triển khai từ cấp Thành phố, các sở ban, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện cần nghiên cứu, phối hợp để các sở, ban, ngành hạn chế được sự trùng lặp trong đối tượng thụ hưởng và trong trường hợp các chính sách khác nhau có cùng mục tiêu trong hỗ trợ đến cùng một đối tượng thụ hưởng cần thiết có sự phối hợp để đạt hiệu quả cao hơn.Việc thiết lập kế hoạch triển khai từ các sở, ban, ngành phải có sự tham gia, phối hợp chặc chẽ từ cấp Thành phố.
Khi thực hiện tốt khâu lập kế hoạch sẽ có tác động trực tiếp tới hiệu quả của toàn bộ quá trình thực thi chính sách. Do đó, với các yêu cầu phân cấp cụ thể trong cách thức xây dựng và lập kế hoạch thì việc xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các chính sách đối với người có công cần phải được thiết lập từ cơ sở lên. Việc lập kế hoạch cũng cần thiết lập theo hàng năm, đến cụ thể hơn từng quý, tháng và thiết lập môi trường phối hợp thuận lợi giữa các cấp. Ở mỗi cấp lập kế hoạch triển khai cần nghiên cứu kỹ nên triển khai theo địa bàn, lĩnh vực dựa vào những ưu thế sẵn có của từng địa phương, việc phân bổ nguồn lực cũng cần có sự tập trung, không manh mún và khai thác triệt để nhu cầu của mỗi nơi, tránh việc phân bổ theo kiểu dàn trải, phân đều. Đồng thời, kế hoạch sau khi được phê duyệt yêu cầu phải phát huy được trong thực tiễn, đảm
bảo tính hiệu quả, do đó, đây là khâu phải được thật sự coi trọng, không thể lập kế hoạch mang tính đối phó sẽ gây lãng phí và thất thoát các nguồn lực được cung cấp để triển khai thực hiện.
-Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách đến các đối tượng
liên quan, các tầng lớp nhân dân; thực hiện công khai để mọi người biết, được bàn, được làm và được kiểm tra chính sách, từ đó tạo dư luận xã hội và môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách.
Tuỳ từng đối tượng mà tổ chức các hình thức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt phù hợp như: mở các lớp tập huấn tập trung để quán triệt, nghiên cứu các nội dung chính sách, bàn các giải pháp và phân công thực hiện (hình thức này phù hợp với các đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện chính sách); tổ chức các lớp tuyên truyền chính sách cho các cơ quan thông tin đại chúng, cán bộ tuyên truyền; gửi các tài liệu hướng dẫn nghiên cứu chính sách cho các tổ chức, doanh nghiệp liên quan để tự nghiên cứu và xây dựng chương trình tham gia thực hiện chính sách.
Thời gian qua chính sách người có công đã từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện cho đối tượng được hưởng chính sách người có công phấn khởi, dễ thực thi và chấp nhận, theo đó công tác tuyên truyền chính sách người có công được xem là một trong những công tác trọng tâm để thực thi thắng lợi các luật người có công. Pháp lệnh người có công ngay từ những ngày đầu được triển khai và tạo cơ sở nhận thức đúng đắn trong mỗi quá trình áp dụng.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách đối với người có công yêu cầu ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối kết hợp với nhiều cơ quan chức năng ở thị xã bằng nhiều hình thức truyền thanh, truyền hình, tập huấn, giao ban để khắc phục những hạn chế trong công tác vận động, tuyên truyền cả về bề rộng lẫn bề sâu do ảnh hưởng của các điều kiện tuyên truyền, về khả năng nhận thức và thực thi có khác nhau của đối tượng.
Từ những vấn đề trên cho thấy công tác tuyên truyên giáo dục chính sách, pháp luật người có công hiện nay đặt ra là hết sức quan trọng và bức xúc vì vậy phải phát huy và tăng cường đúng mức, tạo điều kiện cho người dân nói chung và đối tượng người có công nói riêng nghiêm chỉnh chấp hành Pháp lệnh người có công.
Công tác tuyên truyền pháp luật người có công nên áp dụng phương châm “mưa dầm, thấm lâu”, không nên xem nặng tính thời điểm triển khai mà bỏ qua tính thường xuyên cũng như phương pháp, cách thức tuyên truyền của mỗi giai đoạn… cần mở rộng quan hệ phối hợp thông tin, tuyên truyền với các cơ quan hữu quan, trong đó đặc biệt chú ý đến vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng. Tổ chức đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền chính sách người có công người để phù hợp với khả năng nhận thức khác nhau của từng đối tượng, hạn chế tính chủ quan hình thức và đơn điệu, khô khan, sơ cứng trong tuyên truyền. Trong công tác tuyên truyền cần chú ý đến gương người tốt, việc tốt, nhằm mục đích cho mọi người học tập noi theo; đồng thời cũng cần phải đấu tranh phê phán những biểu hiện tiêu cực, hạn chế đã bị xử lý để làm bài học kinh nghiệm chung cho mọi người. Công tác giáo dục tuyên truyền về chính sách đối với người có công là nhằm định hướng cho nhận thức của mỗi người dân về chính sách người có công nếu thực thi tốt mọi người có đầy đủ thông tin về chính sách người có công thì kẻ xấu không thể lợi dụng làm trái quy định Pháp lệnh chính sách người có công. Từ đó tạo điều kiện cho cán bộ thực thi chính sách đối với người có công thực thi thành công nhiệm vụ.
Các cấp cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực thi đồng bộ, hiệu quả đối với công tác tuyên truyền, giáo dục. Trong quá trình tiến hành các cơ quan, đơn vị cần phát huy thế mạnh của các thiết chế văn hóa sẵn có; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, báo chí, truyền thông
của Trung ương và địa phương tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công; làm nổi bật sự cống hiến, hy sinh và đóng góp to lớn của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ cả nước đã làm nên thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Qua đó khẳng định đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta cũng như sự trân trọng, biết ơn và chăm lo của Đảng, Nhà nước, toàn dân, toàn quân với những người có công; biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích, nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến trong thực thi phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; tôn vinh những người có công, thương binh, thân nhân liệt sĩ. Thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống với các đối tượng chính sách; bồi đắp tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng cho các tầng lớp nhân dân nhất là với thế hệ trẻ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm chính trị của các tổ chức, lực lượng và cá nhân đối với các đối tượng chính sách, luôn tích cực phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
- Ba là, phân công, phối hợp là làm việc với nhau một cách hòa hợp mà
trong đó các chủ thể đều thực hiện hành vi, nhằm đạt được mục tiêu đã xác định với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hành vi. Phối hợp là phương thức kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được đầy đủ và có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; nhằm đạt được hiệu quả chính sách của công tác, nó bao gồm suốt quá trình quản lý từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật, ở đâu có nhu cầu phối hợp.
Công tác phối hợp đặt ra yêu cầu cho bất cứ công việc nào có sự tham gia của hơn một cơ quan, tổ chức. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý, thực hiện không những giúp chia sẻ được những nỗ lực trong xây dựng chính sách và đảm bảo thực thi đầy đủ, hiệu quả những chính sách này mà còn giúp phân
bổ hiệu quả các nguồn lực như tài chính, con người nhằm đạt được các mục tiêu chính sách; đảm bảo cho tất cả các cơ quan liên quan có những hành động cần thiết nhằm thực hiện các chính sách của Nhà nước; đảm bảo cho những chính sách trong lĩnh vực này không gây ra những ảnh hưởng xấu cho lĩnh vực khác. Trong công tác thực thi chính sách đối với người có công cần phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực và các phường, xã trên địa bàn thị xã. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp trong công tác thực thi chính sách đối với người có công là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong công tác này. Nói cách khác phối hợp trong quản lý nhà nước về công tác thực thi chính sách đối với người có công là phương thức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các nhà quản lý trong lĩnh vực chính