Đa dạng hóa hình thức huy động nguồn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 100 - 102)

Bảng 2.10 Đánh giá về công tác tuyền truyền, phổ biến các chính sách

3.2.5. Đa dạng hóa hình thức huy động nguồn tài chính

Đẩy mạnh xã hội hóa chính sách là công tác rất quan trọng của Đảng và Nhà nước, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chăm sóc chu đáo người có công, nhất là trên phương diện sử dụng ngân sách Nhà nước. Do đó công tác chăm sóc người có công là sự lựa chọn đúng đắn, bởi thông qua việc thực thi chính sách đối với người có công sẽ phát huy nguồn lực trong nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp.

Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người có công là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước ta, thể hiện qua nhiều chủ trương chính sách. Các tổ chức xã hội cũng như cá nhân ngày càng thể hiện nhiều hơn tấm lòng tri ân đối với người có công. Ngoài nguồn ngân sách của Nhà nước, công tác chăm sóc người có công đã và đang là xu hướng cần được đẩy mạnh và

được sự quan tâm của các tố chức, cá nhân hảo tâm và cộng đồng tham gia. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc chăm sóc người có công, thông qua hệ thống văn bản chính sách ưu đãi. Cùng với chính sách của Nhà nước, sự quan tâm của cộng đồng đã tạo nên nguồn lực to lớn giúp đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công ngày càng được cải thiện, đồng thời tạo mọi điều kiện và nguồn lực có thể để bản thân người có công tự nỗ lực vươn lên.

Sự đóng góp của cộng đồng là nguồn lực không thể thiếu để đạt mục tiêu của chính sách và là nguồn bổ sung phong phú để góp phần cùng Nhà nước chăm lo tốt hơn, chu đáo hơn đời sống người có công. Tiềm năng của cộng đồng là nguồn bù đắp những thiếu hụt của các gia đình chính sách và bổ sung những nội dung mà chính sách Nhà nước với tính chất là mặt bằng chung cho các đối tượng không thể đạt tới, kịp thời giải quyết những nhu cầu bức xúc trong cuộc sống của gia đình chính sách ngay tại khu dân cư với những hình thức, biện pháp sáng tạo và sinh động. Cũng chính từ đó mà quan hệ giữa các tầng lớp nhân dân với người có công được củng cố và gắn bó mật thiết hơn, góp phần giáo dục lòng yêu nước, giữ vững niềm tự hào dân tộc, củng cố hậu phương quân đội, động viên thế hệ hôm nay và mai sau biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những tinh hoa trong sự nghiệp đổi mới đất nước, qua đó thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng từ cơ sở.

Chăm sóc người có công là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội. Thời gian tới cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với những gia đình có công với đất nước.

Để công tác chăm sóc người có công đạt hiệu quả, trước hết các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", xây dựng chương trình tình nghĩa không những cần tăng về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, có

khả năng huy động cao nguồn lực trong nhân dân. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cần được sử dụng hiệu quả hơn, thu hút được sự đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân, đơn vị, cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Có như vậy, việc kết hợp nguồn tài chính của nhà nước, cộng đồng và bản thân người có công mới phát huy được tối đa sức mạnh trong việc chăm sóc người có công.

Nhiều năm qua, phong trào Đền ơn đáp nghĩa với 05 chương trình tình nghĩa cụ thể đã trở thành phong trào cách mạng sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của thị xã được sử dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công, chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ, phụng dưỡng suốt đời Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)