Đối với UBND thị xã Sơn Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 104 - 106)

Bảng 2.10 Đánh giá về công tác tuyền truyền, phổ biến các chính sách

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3. Đối với UBND thị xã Sơn Tây

Tăng cường hơn nữa sự chỉ lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của Thị ủy, UBND thị xã và UBND phường, xã; đây được coi là nhân tố quyết định vì: Sự lãnh đạo, chỉ đạo không chỉ mang tính chất định hướng, mà còn là tiền đề tập hợp, động viên mọi tiềm năng của cộng đồng vào việc chăm sóc người có công. Đó là những Chỉ thị, Nghị quyết hàng năm về chính sách đối với người có công, trong đó xác định rõ mục tiêu, những công việc phải làm, trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành, các đoàn thể và nguồn kinh phí để thực hiện.

Làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về những thành quả của công tác thương binh, liệt sĩ và người có công. Biểu dương, khen thưởng những tấm gương tiêu biểu của tập thể đơn vị, phường, xã và cá nhân trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; những thương binh, bệnh binh, người Hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, gia đình liệt sĩ gương mẫu, vượt khó vươn lên tạo dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa việc chăm sóc người có công, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ những người có công khác. Đặc

biệt cần coi trọng việc động viên, phát triển sâu rộng phong trào hoạt động tình nghĩa của toàn dân ở cơ sở và cộng đồng dân cư với các hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả. Phát triển mạnh việc xây dựng Quỹ “đền ơn đáp nghĩa” của thị xã và xã, phường. Sự tham gia của các ngành, đoàn thể có vị trí quan trọng đối với kết quả của các chương trình vì huy động được thế mạnh, tiềm năng của các ngành vào công tác chăm sóc người có công.

Cần coi trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác vận động toàn dân, vận động các cơ quan, đơn vị chăm lo xây dựng phong trào ở cơ sở phường, xã để có nhiều phường, xã làm tốt công tác người có công.

Các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân trên địa bàn thị xã cần quan tâm đến việc bồi dưỡng, sắp xếp việc làm, tạo chỗ làm việc mới, tạo điều kiện tốt nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng, con liệt sĩ mồ côi, bố mẹ liệt sĩ già yếu không nơi nương tựa, tạo điều kiện để người có công phát huy được năng lực, sở trường của mình tham gia sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội khác vừa ích nước, vừa lợi nhà.

Đổi mới công tác chăm lo giáo dục, đào tạo thế hệ con em của người có công, có chính sách bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho con của liệt sĩ, anh hùng, thương binh, bệnh binh được học tập, làm việc, tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để trở thành lực lượng nòng cốt đóng góp có hiệu quả các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội.

Vận động khuyến khích toàn dân, các tổ chức, cá nhân tình nguyện giúp đỡ, kèm cặp, đào tạo nghề cho các học sinh, sinh viên thuộc diện đối tượng chính sách ưu đãi.

Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội thị xã và xã, phường tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ, chu đáo các chế độ đối với người có công, khẩn trương tiến hành việc khảo sát, tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ, tu sửa, nâng cấp, xây dựng công trình

ghi công liệt sĩ, đặc biệt là các phần mộ liệt sĩ và bia ghi tên liệt sĩ ở phường, xã. Kết hợp các mô hình tổ chức thực thi chính sách đối với người có công một cách linh hoạt, hiệu quả. Lựa chọn phương pháp tổ chức thực thi phù hợp với tình hình địa phương. Nâng cao hiệu quả, phối kết hợp chặt chẽ các hình thức tổ chức thực thi chính sách đối với người có công đảm bảo quy định của Nhà nước và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của thị xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 104 - 106)