Đẩy mạnh việc nghiên cứu kiến nghị đổi mới và hoàn thiện hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 83 - 85)

Bảng 2.10 Đánh giá về công tác tuyền truyền, phổ biến các chính sách

3.1. Định hướng tăng cường thực thi chính sách đối với người có công

3.1.1. Đẩy mạnh việc nghiên cứu kiến nghị đổi mới và hoàn thiện hệ

thống chính sách người có công.

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, thụ hưởng những chính sách của Nhà nước và sự tiếp sức của cộng đồng, người có công đã thường xuyên phát

huy truyền thống cách mạng, phấn đấu trở thành những “công dân kiểu mẫu”, “gia đình cách mạng gương mẫu”. Nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đã tích cực vượt khó vươn lên, tự tìm cho mình việc làm phù hợp, phát triển kinh tế thoát khỏi đói, nghèo. Ở hầu hết các địa phương và trong nhiều lĩnh vực những thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đã vượt lên những trở ngại về sức khỏe, tuổi tác và hoàn cảnh đề trở thành những nhà khoa học, những nhà quản lý có uy tín, làm kinh tế giỏi, tạo được việc làm thu hút hàng trăm lao động là con em gia đình chính sách hoặc những gia đình nghèo ở địa

bàn cư trú; nhiều người đảm đương các trọng tráchlãnh đạo trong cơ quan Nhà

nước từ Trung ương đến cơ sở.

Chính sách người có công của Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo và là đòn bẩy trong việc ổn định, nâng cao đời sống của gia đình chính sách với quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải ưu đãi người có công phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hài hòa với các mối quan hệ xã hội khác, bảo đảm để đời sống người có công được “yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần”. Trước hết là phải bảo đảm được nhu cầu thiết yếu của những người không còn khả năng lao động hoặc đã có nhiều hy sinh cống hiến (như thương, bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên, thân nhân liệt sỹ già yếu bệnh tật, những gia đình người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có con bị dị dạng, dị tật nặng...); bảo đảm việc phục hồi chức năng sinh hoạt, lao động, chăm sóc sức khỏe người có công thông qua tổ chức hiệu quả việc phục hồi chức năng, cung cấp kịp thời và thuận tiện những phương tiện chuyên dùng theo yêu cầu của thương tật và bệnh tật, tạo những tiền đề cần thiết (như ưu đãi về ruộng đất, vốn, thuế, giáo dục và đào tạo...) để người có công về việc làm phù hợp và có kết quả. Tuy nhiên, các chính sách, chế độ trợ cấp ưu đãi đối với một số diện

đối tượng ngườicó công cũng còn chưa thực sự phù hợp, còn bộc lộ những bất

tác dụng và còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, tình cảm và trách nhiệm của từng địa phương, cơ sở.

Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác tham mưu, đề xuất nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi của Nhà nước, theo hướng người có công phải được khen thưởng và đãi ngộ xứng đáng, trợ cấp của Nhà nước phải đảm bảo ổn định đời sống của người có công, phù hợp với điều kiện phát triền kinh tế - xã hội của đất nước và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)