Số lượng người có công tính đến 31/12/2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 52 - 58)

Số TT Diện đối tƣợng Số ngƣời

1 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 86

2

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm

1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 208

3 Bà mẹ Việt Nam anh hùng 6

4 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động

trong thời kỳ kháng chiến 16

5 Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 819

6 Bệnh binh 305

7 Người có công giúp đỡ cách mạng 4

8 Người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc

hóa học 609

9 Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị

địch bắt tù, đày 124

10 Người phục vụ 96

11

Người được hưởng trợ cấp tiền tuất của liệt sĩ, người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945, cán bộ tiền khởi nghĩa,

thương binh và bệnh binh từ 61% trở lên. 903

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Sơn Tây năm 2019

2.2. Thực trạng thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây

2.2.1. Cơ sở pháp lý thực thi chính sách đối với người có công tại thị xã Sơn Tây. xã Sơn Tây.

Triển khai thực thi chế độ chính sách người có công được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh người có công, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định

số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người có công; Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; Thông tư số 05/2013/TT- BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ người có công.

Thực hiện các văn bản trên, Sở LĐ-TB&XH tham mưu cho UBND thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về người có công như sau:

- Văn bản số 1317/UBND-VX ngày 28/6/2013 của Chủ tịch UBND thành phố uỷ quyền cho Giám đốc Sở LĐ-TB&XH ký các Quyết định về chế độ người có công theo quy định tại Pháp lệnh người có công.

- Quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 08/12/2013 của UBND thành phố về việc phê duyệt đề án hỗ trợ người có công về nhà ở trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 15/8/2013 của UBND thành phố về việc thực hiện hỗ trợ người công về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 25/3/2014 của UBND thành phố về việc thực hiện Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

- Quyết định số 247/QĐ-UBND ngày 25/3/2014 của Chủ tịch UBND thành phố về việc thành lập Ban chỉ đạo tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2019 và những năm tiếp theo; ngày 01/4/2014, Ban chỉ đạo 1237 thành phố đã ban hành kế hoạch số 671/KH-BCĐ để triển khai thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2019 và những năm tiếp theo.

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND thị xã, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với các ngành liên quan chủ động xây dựng các văn bản triển khai thực hiện như: Công văn số 324/SLĐTBXH-NCC ngày 15/4/2013; Công văn số 635/SLĐTBXH-NCC ngày 18/7/2013; Công văn số 754/SLĐTBXHNCC ngày 26/8/2013; Công văn số 715/LĐTBXH-NCC ngày 14/8/2013 của Sở Lao động-TB&XH về việc hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP; Công văn số 68/NVY-SYT ngày 16/01/2014 của Sở Y tế về việc triển khai giám định bệnh tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.

Đi sâu tìm hiểu cũng như quá trình triển khai thực hiện hệ thống văn bản pháp luật trên lĩnh vực này thì thấy vẫn còn rất nhiều nội dung quy định thiếu tính thống nhất, không chặt chẽ và luôn thay đổi như: quy định về thủ tục xác nhận và chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, quy định danh mục bệnh tật, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc da cam, điôxin còn nhiều vướng mắc, thiếu cụ thể, rõ ràng và không phù hợp với thực tế, nhiều nội dung có tính cấp thiết chưa được ban hành. Một số quy định về thủ tục, hồ sơ đối với người có công, người hoạt động kháng chiến hiện nay còn quá khắt khe, có nhiều trường hợp không có, hoặc không còn giấy tờ gốc theo quy định tại Thông tư 28/2013/TT-BLĐTBXH-BQP đã gây bức xúc cho người dân, đồng thời là nguyên nhân kéo dài thời gian, gây tồn đọng nhiều hồ sơ đến nay vẫn chưa giải quyết được. Thủ tục giám định trong một số trường hợp bị mắc bệnh do nhiễm chất độc hóa học nhưng lại không quy định việc xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, do đó không có căn cứ để xác định mức trợ cấp.

Người hoạt động kháng chiến được hưởng trợ cấp một lần 120.000 đồng/năm tham gia hoạt động kháng chiến (theo Nghị định 31/2013/NĐ-CP

ngày 06/4/2013) cũng là quá thấp, không phù hợp, với mức 120.000đ/năm kéo dài gần 10 năm nay không thay đổi trong khi đồng tiền thì trượt giá.

Trợ cấp hàng tháng được chú trọng, song ngoài trợ cấp còn bị xem nhẹ. Ngoài trợ cấp, người có công còn được hưởng các chế độ về kinh tế- xã hội khác như nhà ở, đất đai, thuế, vốn tín dụng, giáo dục đào tạo, dạy nghề, việc làm, y tế. Song việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định này còn chậm, chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, bế tắc ở cơ sở mà phần lớn là do việc ban hành văn bản hướng dẫn còn rất chậm, đến khi có văn bản hướng dẫn thì chưa rõ ràng nên khó thực hiện.

2.2.2. Việc thực hiện nội dung chính sách đối với người có công tại thị xã Sơn Tây xã Sơn Tây

2.2.2.1. Thực hiện chế độ trợ cấp thường xuyên

Hiện nay đang áp dụng mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công và thân nhân của người có công theo Nghị định số 70/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 của Chính phủ.

Tại thị xã Sơn Tây tính đến thời điểm tháng 12/2019 đang quản lý và chi trả 5.169 người có công đang hưởng trợ cấp, phụ cấp hàng tháng với tổng số tiền 9.003.503 nghìn đồng/tháng.

Số lượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại thị xã Sơn Tây có sự biến động tăng giảm hàng năm rất ít. Đối tượng tăng lên do có sự di chuyển từ địa phương khác đến hoặc là đối tượng mới được công nhận hưởng chế độ, chính sách; đối tượng giảm do chết hoặc di chuyển đi nơi khác sinh sống không nhiều. Trung bình mỗi năm số lượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng giảm đi do người có công hiện đang hưởng trợ cấp hàng tháng là người cao tuổi, số lượng người hưởng trợ cấp khá ổn định trong nhiều năm vì số lượng người chết do tuổi cao ít và có bổ sung 1 số ít liệt sĩ là công an và bộ đội mới hy sinh.

2.2.2.2. Thực hiện chế độ trợ cấp một lần

Trợ cấp một lần: là khoản tiền trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật đối với từng loại đối tượng hưởng chính sách xã hội khác nhau như: Trợ cấp một lần đối với người có công đã từ trần; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

Năm 2019 thị xã Sơn Tây đã giải quyết và chi trả chế độ trợ cấp một lần cho 711 người với số tiền là 6.725 triệu đồng.

2.2.2.3. Thực hiện chế độ tặng quà nhân dịp các ngày lễ tết

Hàng năm nhân dịp các ngày lễ, tết thị xã Sơn Tây đều có kế hoạch thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách triển khai đến từng phường, xã và tổ dân phố trên địa bàn thị xã, thực hiện nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ chế độ quà tặng theo Quyết định của Chủ tịch nước và Quyết định của UBND thành phố Hà Nội về kinh phí tặng quà đối với các đối tượng người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Ngoài ra vào dịp tết Nguyên Đán hàng năm UBND thị xã cũng trích ngân sách để tặng cho các đối tượng là thương binh nặng, bệnh binh nặng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào và cũng là nguồn động viên để các đối tượng chính sách cố gắng phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, tiếp tục có những đóng góp xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thể hiện sự ân cần thăm hỏi, tặng quà, động viên gia đình chính sách tiếp tục phát huy truyền thống của cha anh, tích cực tham gia hoạt động xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tặng quà người có công nhân dịp ngày 27/7, tết Nguyên đán

Ngân sách

Tết Nguyên đán Ngày Thƣơng binh liệt sĩ 27/7 Số ngƣời Số tiền

(nghìnđồng) Số ngƣời

Số tiền (nghìn đồng)

Nguồn trung ương 8.822 1.795.497 7.069 1.437.092

Nguồn thành phố 6.341 317.050 6.098 304.900

Nguồn thị xã 108 31.788 108 21.600

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã năm 2019

Ngoài ra nhân dịp Tết Nguyên Đán, ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), hàng năm UBND thị xã, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc thị xã tổ chức các đoàn do các đồng chí Lãnh đạo của thị xã đi thăm hỏi, tặng quà một số đối tượng người có công tiêu biểu, các đơn vị tập thể người có công đóng trên địa bàn thị xã; tổ chức Lễ cầu siêu tại nghĩa trang liệt sĩ của thị xã và thắp hương, nến tri ân tại 09 nghĩa trang các phường, xã thuộc thị xã.

2.2.2.4. Thực hiện chế độ trợ cấp giáo dục, đào tạo

Thực hiện chế độ trong giáo dục, đào tạo đối với người có công và con của họ theo Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTB&XH ngày 28/9/2015 của Bộ Lao động - TB&XH, hàng năm thị xã Sơn Tây xét duyệt trợ cấp trong giáo dục, đào tạo cho người có công và con của người có công 02 đợt. Đợt 1 từ ngày 01/3 đến ngày 15/3 và đợt 2 từ ngày 01/10 đến ngày 15/10 đảm bảo thực hiện xét duyệt và chi trả kịp thời, đúng đối tượng đúng số tiền được phê duyệt, cụ thể mỗi năm thể hiện trong bảng 2.3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)