Đối với Phòng Lao động thương binh và Xã hội thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 106 - 115)

Bảng 2.10 Đánh giá về công tác tuyền truyền, phổ biến các chính sách

3.3. Một số kiến nghị

3.3.4. Đối với Phòng Lao động thương binh và Xã hội thị xã

Tập trung tham mưu giải quyết kịp thời đối với những trường hợp tồn đọng chính sách; đẩy nhanh tiến độ giải quyết chính sách, đặc biệt là trợ cấp 01 lần, đồng thời có biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm, quan liêu, cố ý làm trái quy định trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công; nâng cao chất lượng quản lý đối tượng; tăng cường công tác tự kiểm tra trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với người có công.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả công tác kế hoạch tài chính: Tham mưu xây dựng dự toán sát với tình hình và biến động nhu cầu thực tế của thị xã; điều hành thực hiện bám sát dự toán năm nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, tránh để dư hoặc hủy kinh phí ở Kho bạc; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quyết toán năm; chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán kinh phí thực hiện chính sách đối với người có công; thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất đảm bảo đúng biểu mẫu, đúng nội dung và thời gian quy định.

Tham mưu UBND thị xã thường xuyên sơ kết, tổng kết, động viên, khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích đối với công tác chăm sóc người có công, tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với người có công, nghiên cứu xử lý những bất hợp lý trong quá trình thực hiện chính sách, sửa đổi cơ chế quản lý, tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công trên địa bàn thị xã.

Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý cấp thị xã và phường, xã. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND thị xã trong việc thực hiện chính sách đối với người có công; rà soát hồ sơ người có công theo chỉ đạo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, những trường hợp không đủ điều kiện hưởng trợ cấp phải loại bỏ và ra Quyết định dừng trợ cấp. Đồng thời, tăng cường công tác tự kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm, chú trọng việc tham mưu giải quyết kịp thời, triệt để các vụ khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực người có công trên địa bàn thị xã nhằm đảm bảo công bằng trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở khoa học về thực thi chính sách đối với người có công đã nêu trong chương 1, phân tích thực trạng thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế ở chương 2, tác giả đã đưa ra một số định hướng và giải pháp chủ yếu để thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã. Trong những giải pháp chủ yếu đã nêu thì giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức phụ trách thực thi chính sách đối với người có công là một giải pháp rất quan trọng, đây là cơ sở để thực thi có hiệu quả những giải pháp còn lại. Với những định hướng và giải pháp đã đề xuất, luận văn đã chỉ ra cho thị xã Sơn Tây một cái nhìn bao quát để thực thi tốt chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài “Thực thi chính sách đối với người có công trên địa

bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội” thể hiện sự quan tâm của đảng bộ, ủy

ban nhân dân, các đoàn thể chính trị thị xã Sơn Tây và các xã, phường đối với đời sống của người có công trên địa bàn thị xã, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, việc chăm lo chu đáo đối với người có công còn là tình cảm và trách nhiệm của toàn xã hội.

Thực thi chính sách đối với người có công, phát hiện sai sót, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, nghiêm minh làm tăng niềm tin của người có công, của nhân dân vào chủ trương, đường lối của đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước, thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn của toàn xã hội đối với người có công.

Nghiên cứu về việc thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã, luận văn đã làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn công tác thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách và thực thi các chế độ đối với người có công tại địa phương.

Luận văn đã đánh giá và giải quyết được các vấn đề sau:

Một là, đánh giá được thực trạng thực thi chính sách đối với người có

công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, qua đó thấy rằng nhiều năm qua thị xã luôn thực thi tốt chính sách đối với người có công; phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" của thị xã đã thực sự được xã hội hoá cả về chiều sâu và bề rộng, huy động được sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp các nguồn lực trong các cơ quan, đơn vị và nhân dân cùng quan tâm, chăm sóc, động viên, giúp đỡ các gia đình người có công và thân nhân NCC.

Hai là, những giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây được đề cập trong luận văn bao gồm nhóm giải pháp mang tính định hướng, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách chung và nhóm giải pháp chủ yếu có tính trước mắt cần thực hiện ngay để thực thi chính sách đối với người có công một các hiệu quả và thiết thực trên địa bàn thị xã.

Ba là, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra những đề xuất,

kiến nghị đối với các cơ quan chuyên môn thực hiện chính sách NCC các cấp để góp phần thực hiện hiệu qua hơn chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Kết quả nghiên cứu của luận văn là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế trong việc thực thi chính sách đối với người có công ở thị xã Sơn Tây nói riêng, của thành phố Hà Nội nói chung. Tuy nhiên, quá trình thực hiện luận văn, với thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chắc chắn luận văn còn nhiều vấn đề cần được bổ sung, hoàn thiện. Em luôn mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để các nội dung nghiên cứu, đề xuất trong luận văn góp phần hữu ích cho hoạt động thực thi chính sách NCC của thị xã Sơn Tây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ Lao động Thương

binh và Xã hội, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006), Báo cáo số liệu người có

công với cách mạng, Hà Nội.

3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006), Căn cứ để xây dựng Luật ưu

đãi người có công với cách mạng, Hà Nội.

4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006), Sáu mươi năm xây dựng và

phát triển ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Hà Nội.

5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006), Các luận cứ để xác định mức

trợ cấp ưu đãi người có công, Hà Nội.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định

chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có

công với cách mạng, Hà Nội.

7. Phạm Thị Hải Chuyền (2015), Những thách thức và giải pháp để làm tốt

chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2016 - 2020.

8. Mai Ngọc Cường (2013), Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt

Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Hữu Hải (2013), Đại cương về chính sách công, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công - Những vấn đề cơ bản, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Hằng ( 2005), “Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách

mạng”, Tạp chí Cộng Sản, số 14, Hà Nội.

12. Lê Văn Hòa (chủ biên), Phân tích chính sách công, NXB chính trị Quốc gia sự thật năm 2016.

13. Lê Văn Hòa (chủ biên), Quản lý thực thi chính sách công theo kết quả, NXB chính trị Quốc gia sự thật năm 2016.

14. Bùi Thu Huyền (2013), “Chính sách đối với có công thực trạng và một số kiến nghị”, Trang thông tin điện tử Ban Nội chính TW.

15. Phạm Hải Hưng ( 2007), Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính Nhà

nước trong thực hiện Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở

nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện

hành chính Quốc gia, Hà Nội.

16. Tạ Văn Thiều (2010), “Vướng mắc trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”, Tạp

chí Lao động và Xã hội, Số 386, Hà Nội.

17. Tạ Văn Thiều (2011), “Cần gấp rút sửa đổi điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận

người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”, Tạp chí Lao

động và Xã hội, Số 410, Hà Nội.

18. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh ngày 29/8/1994 quy định danh hiệu vinh dự “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

19. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11, ngày 29/6/2005.

20. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh số 35/2007/PL- UBTVQH11 ngày 21/6/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng.

21. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2012), Pháp lệnh số 04/2012/PL- UBTVQH11 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng.

22. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2012), Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Ý kiến đánh giá của ngƣời dân về thực thi chính sách đối với ngƣời có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Kính đề nghị Ông/Bà vui lòng cho ý kiến đánh giá của mình bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống tương ứng theo phương án mà Ông/Bà lựa chọn trong các câu hỏi dưới đây.

Những thông tin mà chúng tôi thu thập được chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà!

PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN Xin Ông/bà vui lòng cho biết:

- Giới tính: 1) Nam 2) Nữ - Độ tuổi: 1) Dưới 25 tuổi 2) 25 - 40 tuổi 3) 41 - 60 tuổi 4) Trên 60 tuổi - Nghề nghiêp: 1) Lao động tự do 2) Học sinh, sinh viên 3) Cán bộ, công nhân viên 4) Đã nghỉ hưu

A. PHẦN BẢNG HỎI

Câu 1. Ông/bà thuộc đối tượng nào dưới đây?

Ngƣời có công Thân nhân ngƣời có công

Ngƣời thờ cúng liệt sĩ

Đối tƣợng khác

(Ghi rõ đối tượng)

Câu 2. Ông/bà đánh giá như thế nào về mức độ dễ dàng, thuận thiện khi thực thi các thủ tục liên quan đến chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội?

Rất khó khăn Khó khăn Dễ dàng, thuận lợi

Rất dễ dàng, thuận lợi

Câu 3. Xin Ông/bà vui lòng đánh giá về công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội?

Kém Trung bình Khá Tốt

Câu 4. Xin Ông/bà vui lòng đánh giá về kết quả thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội?

Câu 5. Xin Ông/bà cho biết mức độ hài lòng của mình về việc thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội?

Không hài lòng Trung bình Hài lòng Rất hài lòng

Câu 6. Ông/bà có đề xuất để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội?

Không

Nếu có xin vui lòng ghi cụ thể:

...

...

...

...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 106 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)