Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 45 - 48)

Bắc Ninh thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thủ đô Hà Nội và tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương và phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội.

Bắc Ninh có vị trí khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội: cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40km, cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển Quảng Ninh 110 km, cách cửa khẩu Lạng Sơn – Trung Quốc 115 km. Với hệ thống đường giao thông kết nối với các tỉnh trong vùng như : Quốc lộ 1A, đường cao tốc 18, Quốc lộ 38, trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn–Trung Quốc, mạng đường thủy song Cầu–song Đuống–song Thái Bình.

Là một tỉnh có truyền thống phát triển làng nghề, có nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng ngày càng được nâng cao. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất trong cả nước. Nhưng Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất miền Bắc cũng như của cả nước. Năm 2011, công nghiệp Bắc Ninh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc

Ninh đang phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015 và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.

Việc phát triển các khu công nghiệp và thu hút đầu tư của Bắc Ninh cũng đứng trong hàng đầu của cả nước. Khi mới tái lập tỉnh, đầu tư chưa được nhắc đến trong báo cáo Kinh tế - xã hội của Bắc Ninh. Nhưng đến nay, đầu tư đã phát triển và trở thành khu vực kinh tế năng động, phát triển nhanh chóng về quy mô, huy động nguồn vốn phát triển của tỉnh và góp phần thúc đẩy tăng trưởng tạo giá trị gia tăng đáng kể cho nền kinh tế của tỉnh. Theo báo cáo của sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, 5 tháng đầu năm 2012, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 22 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 166,83 triệu USD trong đó có tới 19 dự án đầu tư nằm trong các khu công nghiệp của tỉnh, đồng thời đã cấp giấy chứng nhận điều chỉnh tăng vốn cho 8 lượt dự án với mức vốn tăng thêm là 87,75 triệu USD. Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 khu công nghiệp trong đó có 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, 5 khu công nghiệp đang làm thủ tục triển khai xây dựng. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch khu công nghiệp đạt 53,35%, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt 74,84%. Các khu công nghiệp của Bắc Ninh đã thu hút được rất nhiều các dự án lớn của nước ngoài như: Samsung (Hàn Quốc), Canon (Nhật Bản), ABB (Thụy Điển), Foxconn (Đài Loan)...Có được những kết quả như vậy, tỉnh Bắc Ninh đã rất nỗ lực trong việc hoàn thiện thể chế chính sách, cải tạo môi trường đầu tư, tận dụng những lợi thế của tỉnh, phát huy sức mạnh nội lực, tích cực chủ động trong xúc tiến thu hút đầu tư. Cụ thể:

Thứ nhất, tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thiện quy hoạch phát triển các khu công

nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 góp phần vào việc phân bố, điều chỉnh lại không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện rõ nhất là thúc đẩy phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như: Điện, nước, giao thông vận tải... Bắc Ninh đã thiết lập mô hình khu công nghiệp gắn với đô thị, gắn việc phát triển khu công nghiệp với xây dựng khu dân cư.khu công nghiệp, đô thị Yên Phong I; khu công nghiệp, đô thị Quế Võ II; khu công nghiệp, đô thị VSIP Bắc Ninh; khu công nghiệp, đô thị Nam Sơn – Hạp Lĩnh... tạo nên hình ảnh và diện mạo những khu công nghiệp hiện đại cho tỉnh Bắc Ninh.

Thứ hai, sau quy hoạch là ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Với giải pháp đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp với tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng là doanh nghiệp có năng lực, có kinh nghiệm, có khả năng làm tốt công tác tiếp cận và đàm phán với các nhà đầu tư lớn, không phân biệt là doanh nghiệp trong hay ngoài nước.

Thứ ba, Bắc Ninh luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Nhằm tạo môi

trường đầu tư hấp dẫn để thu hút và quản lý dòng đầu tư, cùng với chính sách của Chính phủ, Bắc Ninh cũng chủ động, tích cực đưa ra các chính sách phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Theo báo cáo của VCCI, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bắc Ninh qua các năm thăng hạng nhanh và vững chắc, năm 2011 đã vượt lên xếp vị trí thứ 2 của cả nước. Bắc Ninh còn tiến hành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Thành công của Bắc Ninh trong thu hút đầu tư không thể không kể đến việc tỉnh đã thực hiện rất tốt cơ chế “một cửa” trong cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, BQL các khu công nghiệp của tỉnh. Trong quá trình thụ lý hồ sơ dự án đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư, các ngành chức năng như Sở Kế hoạch và Đầu tư, BQL các khu công nghiệp tỉnh luôn tuân thủ quy trình thủ tục theo quy định nhằm rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ so với quy định của Nhànước.

Thứ tư, Bắc Ninh rất coi trọng công tác xúc tiến, thu hút đầu tư. Nỗ lực thu

hút, lựa chọn nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp gắn với công tác xúc tiến, thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp lớn sẽ có thể thu hút được nhiều những nhà đầu tư khác đến đầu tư vào khu công nghiệp đó. Công tác xúc tiến đầu tư của Bắc Ninh còn được thực hiện nhờ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước như: việc Trung tâm Hỗ trợ đầu tư và phát triển khu công nghiệp Bắc Ninh và VietNam Invest Network đã ký thỏa thuận hợp tác xúc tiến vào khu công nghiệp Bắc Ninh về các mặt: xây dựng bộ tài liệu hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; tổ chức các sự kiện xúc tiến đầu tư; hỗ trợ pháp lý trong việc xin giấy phép bổ sung cho lĩnh vực công nghệ cao; hỗ trợ nhà đầu tư đi khảo sát các địa điểm lựa chọn đầu tư; hỗ trợ kỹ thuật về đàm phán thuê đất tại các khu công nghiệp Bắc Ninh… Ngoài ra, Bắc Ninh còn chú trọng việc xây

dựng hình ảnh riêng biệt của các khu công nghiệp nói riêng và của tỉnh nói chung. Tỉnh luôn hướng việc xây dựng hình ảnh một tỉnh với hệ thống các khu công nghiệp hiện đại, cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển thành công mô hình khu công nghiệp – đô thị và bảo đảm an ninh xã hội.

Thứ năm, lao động chất lượng cao là chính sách phát triển lao động của Bắc

Ninh. Chủ trương của Bắc Ninh là để thu hút được những dự án đầu tư lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu, tạo điều kiện để một số tập đoàn đa quốc gia xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực, tỉnh cần thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020: chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục và dạy nghề của tỉnh.

Thứ sáu, tỉnh Bắc Ninh cũng đề ra định hướng thu hút đầu tư rõ ràng và theo

từng giai đoạn phát triển của tỉnh. Mục tiêu của Bắc Ninh là ưu tiên thu hút các dự án sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Thứ bảy, các Sở, Ban, Ngành có liên quan luôn thực hiện tốt công tác của

mình, phối hợp chặt chẽ với nhau, và nhanh chóng, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong các lĩnh vực (lao động, môi trương, đất đai...), tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)