Một số chỉ tiêu phát triển khu công nghiệp tỉnh Hà Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 54)

trí pháp lý của Ban Quản lý gần như không được xác định một cách rõ ràng; việc quy định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp của Ban Quản lý khu công nghiệp trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước không có tính ổn định và nhất quán. Vì vậy, thực tiễn hơn 20 năm qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của khu công nghiệp chủ yếu chỉ đề cập, bổ sung thẩm quyền, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, hoặc UBND huyện, không giao trực tiếp nhiệm vụ cho Ban Quản lý, cụ thể trên một sô lĩnh vực như sau:

- Về việc cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài; cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam; tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao động, kế hoạch đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp... cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc tổ chức thực hiện đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động; giải quyết tranh chấp lao động tập thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Việc tổ chức thẩm định ĐTM được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường; việc xác nhận cam kết bảo vệ môi trường của dự án theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện... Như vậy, để Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” gặp nhiều khó khăn, còn phụ thuộc quá nhiều vào các cấp.

2.1.4. Một số chỉ tiêu phát triển khu công nghiệp tỉnh Hà Nam thời gian qua qua

Với sự quyết liệt của các cấp chính quyền và sự cố gắng, nỗ lực của Ban Quản lý, các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, trong năm 2019, các khu công nghiệp của tỉnh đã được giải phóng mặt bằng, hạ tầng các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam từng bước được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu phát triển khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014 ÷ 2019

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Số dự án thu hút đầu tư 26 29 33

2 Tổng vốn đầu tư đăng ký

mới (tỷ đồng) 4.078 4.992 5.896

3 Tổng vốn đầu tư đã thực

hiện (tỷ đồng) 6.020 6.312 7.990

4 Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện/

vốn đăng ký (%) 49,2 52,8 55,7

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam)

Qua bảng số liệu 2.1 nêu trên ta có thể thấy tình hình thu hút vốn đầu tư qua các năm đều có sự tăng trưởng khá ổn định. Số dự án thu hút đầu tư năm 2019 đạt 33 dự án, tăng 7 dự án so với năm 2017. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện/ vốn đăng ký cũng tăng từ 49,2% năm 2014 lên 55,7% năm 2019. Điều này chứng tỏ công tác thu hút vốn đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nam thời gian qua là khá tốt.

Công tác xúc tiến và thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đạt hiệu quả cao. Trong năm 2019, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã chủ trì và phối hợp tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc; tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Hà Nam. Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp cũng chủ động tích cực thực hiện công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư. Kết quả, năm 2019, các khu công nghiệp trong tỉnh đã thu hút thêm 33 dự án, trong đó có 07 dự án đầu tư trong nước và 26 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 33 lượt dự án. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 5.896,15 tỷ đồng và 695,02 triệu USD.

Tính đến cuối năm 2019, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 258 dự án đầu tư còn hiệu lực; trong đó có 156 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt

1.979,09 triệu USD và 102 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 14.366,1 tỷ đồng.

Việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về khu công nghiệp đã góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các chỉ tiêu kinh tế (đóng góp ngân sách, giá trị xuất khẩu, việc làm…) đều tăng khá. Năm 2019, vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp khu công nghiệp trong tỉnh đạt 1.074,2 tỷ đồng và 212,79 triệu USD. Lũy kế đến tháng 12/2019, vốn đầu tư đã thực hiện của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đạt 7.990,3 tỷ đồng, bằng 55,7% vốn đăng ký và 1.193,3 triệu USD, bằng 60,5% vốn đăng ký. Trong năm 2019, số lao động trong khu công nghiệp tăng thêm 6.408 người, đạt 128,16% kế hoạch.

2.2. Các chính sách thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, Hà Nam đã và đang làm hài lòng các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đến đầu tư. Cụ thể trong những năm qua tỉnh Hà Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư; thực hiện đổi mới, tạo môi trường đầu tư thông thoáng nhờ đó đã đạt được nhiều kết quả trong việc thu hút vốn đầu tư, đó là:

2.2.1. Chính sách đất đai

a. Nội dung chính sách

Giảm tiền thuê đất, mặt nước: Đơn giá thuê đất một năm bằng 0,5% giá đất

theo mục đích sử dụng đất thuê do UBND tỉnh ban hành hàng năm.

Đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh của dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, vùng Thanh Liêm; đơn giá thuê đất một năm thấp nhất bằng 0,25% đơn giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm

Đơn giá thuê mặt nước: Dự án sử dụng mặt nước cố định từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng/km2/năm; giá thuê mặt nước của từng dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Đơn giá thuê đất, thuê mặt nước của mỗi dự án được ổn định 05 năm.

Địa phương tạo những phần đất sạch, thuận lợi ở nhiều vị trí sẽ là cơ sở để thu hút vốn đầu tư. Ngoài ra, thủ tục liên quan đến việc cấp đất, cấp giấy phép xây dựng phải nhanh chóng thuận tiện không làm mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng và sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải nhất quán và phù hợp với thực trạng đất đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. Ngoài ra, để thu thú vốn đầu tư vào địa phương cũng cần có những chính sách ưu đãi về đất như trong trường hợp bồi thường giải phóng mặt bằng, các nhà đầu tư có thể ứng trước để trả tiền sau đó địa phương sẽ có hình thức hỗ trợ lại bằng hình thức khác. Mặt khác, giá thuê đất có thể cho các nhà đầu tư thuê với mức thấp nhất theo khung quy định… Chính sách tài chính đất đai đã ngày càng được hoàn thiện phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, về cơ bản đã đảm bảo công bằng giữa tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài, cụ thể:

- Về hình thức sử dụng đất: Luật đất đai 2003 và luật đất đai sửa đổi 2014 có

sự phân biệt về hình thức sử dụng đất giữa DN trong nước và DN nước ngoài. DN nước ngoài được lựa chọn hình thức thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê. DN trong nước được lựa chọn hình thức giao đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.

- Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Tổ chức trong nước và tổ chức

nước ngoài được nhà nước cho thuê đất đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong quá trình sử dụng đất.

- Về thời hạn thuê đất: Điều 67 Luật đất đai quy định chung về thời hạn cho

thuê đất để thực hiện dự án đầu tư là không quá 50 năm, trường hợp đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời hạn không quá 70 năm (không phân biệt là DN trong nước hay DN nước ngoài);

- Về ưu đãi đầu tư: Các dự án đầu tư được hưởng mức ưu đãi giống nhau nếu

dự án đầu tư được thực hiện trên cùng địa bàn ưu đãi đầu tư hoặc có cùng lĩnh vực ưu đãi đầu tư, cụ thể như sau:

+ Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với toàn bộ dự án: (i) trong thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (ii) Nếu dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, được miễn: i) 3 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, tại cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường; ii) 7 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; iii) 11 năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; iv) 15 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

b. Đánh giá của thành phần kinh tế tư nhân về chính sách đất đai tại địa phương

Bất kỳ một tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp nào muốn đầu tư phát triển đều cần có một quỹ đất nhất định để xây dựng nhà máy, tổ chức sản xuất… Do vậy, nếu chính sách về đất đai thuận lợi sẽ giúp cho các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư phát triển. Bảng đánh giá về chính sách đất đai của thành phần Kinh tế tư nhân thể hiện được tính chất về chính sách đất đai cụ thể sau:

Bảng 2.2: Đánh giá về chính sách đất đai của thành phần Kinh tế tƣ nhân

Tiêu chí đánh giá

Chính sách phù hợp với

nhu cầu Cơ chế về đất đai thuận lợi cho tổ chức sản xuất

Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Rất không đồng ý 1 3,3 3 10,0 Không đồng ý 2 6,7 3 10,0 Bình thường 3 10,0 4 13,3 Đồng ý 12 40,0 11 36,7 Rất đồng ý 12 40,0 9 30,0 Tổng số 30 100,0 30 100,0

(Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả)

Qua khảo sát có 80% ý kiến đồng ý và cho rằng chính sách về đất đai phù hợp với yêu cầu của họ và 66,7% ý kiến cho rằng cơ chế về đất đai thuận lợi cho tổ chức sản xuất.

2.2.2. Chính sách đào tào và tuyển dụng nguồn nhân lực

a. Nội dung

Muốn thúc đẩy thu hút vốn đầu tư các địa phương phải chuẩn bị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Chính sách đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực có chuyên môn cao là việc làm cần thiết và các địa phương không nên coi đây là vấn đề riêng của nhà đầu tư. Chất lượng và giá cả sức lao động sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút các nhà đầu tư, thực tế cho thấy các nhà đầu tư có xu hướng di chuyển đầu tư đến những vùng, địa phương có giá nhân công rẻ, dồi dào và chất lượng lại đáp ứng được yêu cầu. Sự biến động giá cả, số lượng và chất lượng lao động tại địa phương cũng là một trong những lý do làm cho các nhà đầu tư nước ngoài di chuyển đi hoặc mang vốn đến đầu tư.

Trong những năm qua, để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư tỉnh Hà nam đã xây dựng chính sách đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực hết sức linh hoạt dựa trên những quy định của Nhà nước. Các dự án sử dụng lao động được tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho nhà đầu tư là 300.000 đồng/1 lao động; với điều kiện với lao động được xét hưởng ưu đãi một lần khi doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc; lao động đã qua đào tạo nghề hiện đang làm việc tại doanh nghiệp, đã ký hợp đồng lao động từ 3 năm trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn với người sử dụng lao động. Khoản kinh phí này được ghi vào kế hoạch ngân sách hàng năm.

Các dự án đầu tư sử dụng từ 50 lao động trong tỉnh trở lên và ưu tiên tuyển chọn lao động tại nơi giao đất cho doanh nghiệp được tỉnh hỗ trợ kinh phí để đào tạo dạy nghề (có chứng chỉ nghề) với mức 300.000 đồng/người.

Nhà đầu tư vào Khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện thị xã; Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Làng nghề xã, thị trấn; có nghĩa vụ tiếp nhận lao động trong các hộ gia đình có đất chuyển giao để thực hiện dự án, với điều kiện số lao động này đáp ứng đủ tiêu chuẩn tuyển dụng của nhà đầu tư.

Chính sách đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực để doanh nghiệp có được một đội ngũ lao động có tay nghề cao luôn là một yếu tố then chốt là quan trọng nhất đối với sự thành công của doanh nghiệp. Điều đó luôn là sự quan tâm của tất cả các doanh nghiệp khi quyết định đầu tư vào tỉnh.

Bảng 2.3: Đánh giá về chính sách đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực

Tiêu chí đánh giá

Chính sách về lao động

thuận lợi Đội ngũ lao động địa phƣơng đáp ứng đƣợc yêu cầu

Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Rất không đồng ý 1 3,3 2 6,7 Không đồng ý 2 6,7 3 10,0 Bình thường 7 23,3 12 40,0 Đồng ý 10 33,3 10 33,3 Rất đồng ý 10 33,3 3 10,0 Tổng số 30 100,0 30 100,0

(Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả)

Qua khảo sát có 66,6% ý kiến đồng ý và cho rằng chính sách về đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực thuận lợi và đa số ý kiến cho rằng đội ngũ lao động địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu.

2.2.3. Chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng

a. Nội dung chính sách

Các chủ đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh tại Hà Nam được vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh vay, hỗ trợ DN về mặt bằng sản xuất thông qua các chính sách miễn, giảm tiền thuê đất theo các quy định của Nhà nước. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng sẽ được triển khai phục vụ cho các hoạt động của các nhà đầu tư như hỗ trợ trong việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh cho các DN thông qua đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tăng cường huy động vốn của DN như hạ mặt bằng lãi suất tín dụng, hỗ trợ DN tiêu thụ sản phẩm.

b. Đánh giá về chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng

Qua kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, có 19 ý kiến (chiếm 63,3%) cho rằng chính sách tài chính, tín dụng của tỉnh Hà Nam đưa ra là đồng bộ, kịp thời, 13,3% ý kiến cho rằng ở mức trung bình. Đối với sự phù hợp của chính sách thì có 60% ý kiến cho rằng phù hợp với điều kiện và nhu cầu của các doanh nghiệp tư nhân và các hộ dân cư.Ta có bảng tổng hợp ý kiến về vấn đề này như sau:

Bảng 2.4: Đánh giá của các doanh nghiệp tƣ nhân và dân cƣ về các chính sách tài chính, tín dụng của tỉnh Hà Nam

Tiêu chí đánh giá

Chính sách đồng bộ, kịp thời Chính sách tài chính, tín dụng ƣu đãi

Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Rất không đồng ý 2 7.2 1 5.3 Không đồng ý 3 11.23 3 8.45 Bình thường 6 20 7 24.47 Đồng ý 10 33.6 10 32.67

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)