Công tác huy động nguồn lực thực thichính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 91 - 93)

Thời gian qua Hà Nam đã tập trung cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được hưởng đầy đủ quyền lợi ưu đãi do nhà nước quy định, đồng thời nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách, chủ trương ưu tiên, ưu đãi, khuyến khích trong các lĩnh vực đền bù giải phóng mặt bằng, đào tạo lao động, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp thu gọn cơ quan thực thi chính sách phát triển như BQL các KCN, cải cách thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ tích cực các nhà đầu tư nhanh chóng hoàn thành các thủ tực đầu tư và triển khai dự án.

Về kết quả thu hút đầu tư: Tính đến cuối năm 2019, trong các KCN Tỉnh Hà Nam đã thu hút được 532 doanh nghiệp, dự án đang hoạt động (chưa kể một số dự án được cấp phép trước khi thành lập KKT).

Hà Nam đạt được những bước tiến lớn trong thu hút đầu tư nhưng qua đó cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập như các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp; thu hút đầu tư đang vắng bóng các dự án sản xuất lớn có công nghệ tiên tiến, có giá trị gia tăng cao, tạo ra sản phẩm có giá trị cạnh tranh để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Số lượng các dự án gia công, lắp ráp sử dụng nguyên vật liệu tạm nhập tái xuất ngày càng lớn dẫn tới thu ngân sách không cao, đồng thời với đó là vấn đề dân số cơ học tăng nhanh tại các khu công nghiệp, tạo ra sức ép lớn về giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Mặt khác cũng đã xuất hiện nhiều nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính dẫn đến triển khai đầu tư chậm. Nhiều nhà đầu tư nóng vội muốn thu hồi vốn nhanh cho nên chưa quan tâm thiết thực đến công tác bảo vệ môi trường, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ…

Thu hút đầu tư đã và đang là giải pháp then chốt để tỉnh Hà Nam nâng cao tốc độ phát triển kinh tế, các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vẫn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh Hà Nam. Thời gian tới, Hà Nam tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển công nghiệp địa phương đến năm 2030. Tập trung mở rộng không gian phát triển công nghiệp, xây dựng các khu, cụm công nghiệp mới; chủ động chuẩn bị tốt điều kiện về hạ tầng, nhất là đất đai. Thu hút đầu tư có chọn lọc các ngành nghề, dự án có công nghệ và giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, sử dụng ít lao động, trọng tâm là điện tử, chế tạo, chế biến…

Theo đó, tỉnh Hà Nam sẽ chủ động lập danh sách theo dõi các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm để mời gọi xúc tiến đầu tư vào địa bàn tỉnh, nhất là các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc đang hoạt động trên địa bàn. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh hạch toán độc lập để tăng nguồn thu cho ngân sách. Ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, hàm lượng tri thức cao, thân thiện với môi trường; khuyến khích các dự án chuyển dần từ gia công sang sản xuất. Tỉnh tìm kiếm các nhà đầu tư lớn, có uy tín để tạo sức lan tỏa trong thu hút đầu tư, đồng thời chú trọng các dự án quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế; thu hút các ngành nghề phù hợp về với vùng nông thôn để giải quyết việc làm tại chỗ. Đối với các dự án phát triển nông nghiệp, tỉnh khuyến khích những doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích các dự án áp dụng tích hợp các công nghệ từ những thành tựu khoa học hiện đại, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Đối với khu vực nông thôn, các địa bàn có lợi thế về lao động, tỉnh có chính sách thu hút công nghiệp may mặc nhằm giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ. Công nghiệp điện tử được xác định là mũi nhọn chủ lực, được ưu tiên phát triển theo chiều sâu nhằm cung cấp linh kiện cho các doanh nghiệp lắp ráp, hướng tới mục tiêu xuất khẩu và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu như các sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử gia dụng, linh kiện bán dẫn... từng bước nâng cao tiềm lực công nghệ để chuyển từ gia công lắp ráp sang thiết kế sản xuất và tự hoàn thiện sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)