Chính sách đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 56 - 60)

a. Nội dung chính sách

Giảm tiền thuê đất, mặt nước: Đơn giá thuê đất một năm bằng 0,5% giá đất

theo mục đích sử dụng đất thuê do UBND tỉnh ban hành hàng năm.

Đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh của dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, vùng Thanh Liêm; đơn giá thuê đất một năm thấp nhất bằng 0,25% đơn giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm

Đơn giá thuê mặt nước: Dự án sử dụng mặt nước cố định từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng/km2/năm; giá thuê mặt nước của từng dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Đơn giá thuê đất, thuê mặt nước của mỗi dự án được ổn định 05 năm.

Địa phương tạo những phần đất sạch, thuận lợi ở nhiều vị trí sẽ là cơ sở để thu hút vốn đầu tư. Ngoài ra, thủ tục liên quan đến việc cấp đất, cấp giấy phép xây dựng phải nhanh chóng thuận tiện không làm mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng và sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải nhất quán và phù hợp với thực trạng đất đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. Ngoài ra, để thu thú vốn đầu tư vào địa phương cũng cần có những chính sách ưu đãi về đất như trong trường hợp bồi thường giải phóng mặt bằng, các nhà đầu tư có thể ứng trước để trả tiền sau đó địa phương sẽ có hình thức hỗ trợ lại bằng hình thức khác. Mặt khác, giá thuê đất có thể cho các nhà đầu tư thuê với mức thấp nhất theo khung quy định… Chính sách tài chính đất đai đã ngày càng được hoàn thiện phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, về cơ bản đã đảm bảo công bằng giữa tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài, cụ thể:

- Về hình thức sử dụng đất: Luật đất đai 2003 và luật đất đai sửa đổi 2014 có

sự phân biệt về hình thức sử dụng đất giữa DN trong nước và DN nước ngoài. DN nước ngoài được lựa chọn hình thức thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê. DN trong nước được lựa chọn hình thức giao đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.

- Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Tổ chức trong nước và tổ chức

nước ngoài được nhà nước cho thuê đất đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong quá trình sử dụng đất.

- Về thời hạn thuê đất: Điều 67 Luật đất đai quy định chung về thời hạn cho

thuê đất để thực hiện dự án đầu tư là không quá 50 năm, trường hợp đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời hạn không quá 70 năm (không phân biệt là DN trong nước hay DN nước ngoài);

- Về ưu đãi đầu tư: Các dự án đầu tư được hưởng mức ưu đãi giống nhau nếu

dự án đầu tư được thực hiện trên cùng địa bàn ưu đãi đầu tư hoặc có cùng lĩnh vực ưu đãi đầu tư, cụ thể như sau:

+ Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với toàn bộ dự án: (i) trong thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (ii) Nếu dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, được miễn: i) 3 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, tại cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường; ii) 7 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; iii) 11 năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; iv) 15 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

b. Đánh giá của thành phần kinh tế tư nhân về chính sách đất đai tại địa phương

Bất kỳ một tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp nào muốn đầu tư phát triển đều cần có một quỹ đất nhất định để xây dựng nhà máy, tổ chức sản xuất… Do vậy, nếu chính sách về đất đai thuận lợi sẽ giúp cho các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư phát triển. Bảng đánh giá về chính sách đất đai của thành phần Kinh tế tư nhân thể hiện được tính chất về chính sách đất đai cụ thể sau:

Bảng 2.2: Đánh giá về chính sách đất đai của thành phần Kinh tế tƣ nhân

Tiêu chí đánh giá

Chính sách phù hợp với

nhu cầu Cơ chế về đất đai thuận lợi cho tổ chức sản xuất

Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Rất không đồng ý 1 3,3 3 10,0 Không đồng ý 2 6,7 3 10,0 Bình thường 3 10,0 4 13,3 Đồng ý 12 40,0 11 36,7 Rất đồng ý 12 40,0 9 30,0 Tổng số 30 100,0 30 100,0

(Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả)

Qua khảo sát có 80% ý kiến đồng ý và cho rằng chính sách về đất đai phù hợp với yêu cầu của họ và 66,7% ý kiến cho rằng cơ chế về đất đai thuận lợi cho tổ chức sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)