Đặc điểm tự nhiên, kinhtế xã hội và khái quát quá trình phát triển khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 51 - 53)

công nghiệp tỉnh Hà Nam

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam

Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía Bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Đông Nam giáp tỉnh Nam Định và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội. Tỉnh lị là thành phố Phủ Lý, cách thủ đô Hà Nội 60 km.

Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.

Tài nguyên đất đai với địa hình đa dạng là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Hà Nam có diện tích tự nhiên 851 km2 nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng và giáp với vùng núi của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc. Đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa màu, rau, đậu, thực phẩm. Những dải đất bồi ven sông đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, lạc, đỗ tương và cây ăn quả. Ngoài ra đây cũng là vùng thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm dưới nước.

Đá vôi, nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Hà Nam, có trữ lượng lớn tới hơn 7 tỷ m3. Đây là nguyên liệu quan trọng cho phát triển các nghành công nghiệp sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng. Phần lớn các tài nguyên khoáng sản phân bố gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và chế biến.

Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23 – 24oC, số giờ nắng trung bình khoảng 1.300-1.500 giờ/năm. Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3

nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Theo thống kê mới nhất, dân số của Hà Nam là 811.126 người, với mật độ dân số là 941 người/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,14 %/năm. Trong đó dân số nông thôn là 742.660 người, dân số sinh sống ở khu vực đô thị là 68.466 người (chỉ chiếm 8,5%). Số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh năm 2003 là 479.949 người (trong đó 240.735 nữ), chiếm 58,5% dân số. Số lao động tham gia thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân là gần 407,7 nghìn người, chiếm gần 85% nguồn lao động toàn tỉnh.

Vị trí địa lý, sự đa dạng về đất đai, địa hình và thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ, hạ tầng kinh tế - xã hội đã phát triển của Hà Nam là những yếu tố tích cực để phát triển một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp tiên tiến và đa dạng, cả về chăn nuôi và trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản. Tiềm năng về phát triển kinh tế của tỉnh còn rất lớn, với sự đầu tư mạnh mẽ, khai thác và sử dụng một cách hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong tương lai.

2.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp tỉnh Hà Nam Hà Nam

Ngay sau khi tái lập, Hà Nam xác định phát triển công nghiệp và các khu công nghiệp là hướng đi chính để đẩy nhanh tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước khi Hà Nam hình thành các khu công nghiệp, ngành công nghiệp của tỉnh chủ yếu là sản xuất xi măng, vật

liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm với quy mô nhỏ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề. Năm 2002, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng mới chỉ chiếm 33,8% giá trị sản xuất toàn tỉnh.

Để hiện thực hóa chủ trương này, năm 2003, tỉnh Hà Nam đã trình và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập khu công nghiệp Đồng Văn I quy mô 138 ha. Từ mốc lịch sử này, các khu công nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt những thành tựu ấn tượng trên nhiều mặt.

Các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đều được đầu tư hạ tầng đồng bộ, đáp ứng đầy đủ yêu cầu hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đến nay, các khu công nghiệp Hà Nam trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. Từ đây, thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh, vươn lên trong top 10 tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất. Tính đến hết năm 2019, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 258 dự án đầu tư còn hiệu lực; trong đó có 156 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 1.979,09 triệu USD và 102 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 14.366,1 tỷ đồng.

Hầu hết các dự án đầu tư, sau khi được cấp phép, đều được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động theo đúng tiến độ. Từ đó, giải quyết việc làm ổn định cho hơn 50.000 lao động, thu nhập từ 4,5 - 5,0 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm gián tiếp cho hàng chục ngàn lao động. Các doanh nghiệp đều tăng trưởng nhanh, bình quân đạt trên 20%. Cùng với đó, giá trị xuất khẩu tăng liên tục và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Cụ thể, năm 2015 đạt 878 triệu USD, chiếm 84,1% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)