Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, quy hoạch thực thichính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 110 - 112)

3.2. Giải pháp tăng cường thực thichính sách thu hút đầutư vào các khu công

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, quy hoạch thực thichính

công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, quy hoạch thực thi chính sách sách

Hoàn thiện kế hoạch, quy hoạch thực thi chính sách thu hút đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam phải đáp ứng một số yêu cầu như sau: phù hợp với Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng trung du, miền núi phía bắc, phù hợp với Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII, phù hợp với các quy hoạch ngành có liên quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam. Để triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với KCN trong thời gian tới, tỉnh Hà Nam cần khẩn trương rà soát, xây dựng lại quy hoạch phát triển hệ thống các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, quy hoạch các KCN phải tuân thủ quy hoạch phát triển của tỉnh Hà Nam

trong từng thời kỳ

Quy hoạch KCN được lập trên cơ sở những điều kiện khả thi về xây dựng hạ tầng, khả năng thu hút đầu tư, xu hướng phát triển các đô thị công nghiệp của tỉnh Hà Nam. Như vậy, việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam vừa đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nước, vừa phù hợp với thực tế của tỉnh Hà Nam và đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư vào KCN. Trong đó, quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KCN tỉnh Hà Nam phải đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh Hà Nam, của ngành công nghiệp và tốc độ đô thị hóa. Đồng thời, thường xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết để đánh giá lại mức độ

phù hợp của quy hoạch với thực tiễn, nhất là tác động của các KCN đối với vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam và có những điều chỉnh kịp thời. Căn cứ tình hình triển khai thực tế trên cơ sở đánh giá lại khả năng thu hút đầu tư, khả năng lấp đầy, mục đích hình thành của từng KCN Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam cần chủ động đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh Hà Nam kế hoạch bố trí, điều chỉnh quy mô, diện tích và hoạt động của từng khu nhằm đảm bảo sự phát triển các KCN đồng bộ trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo hướng:

Đối với các KCN đã đi vào hoạt động, cần hoàn chỉnh các hạng mục kết cấu hạ tầng kỹ thuật bên trong như khu xử lý nước thải, đường giao thông nội bộ và tiếp tục củng cố, hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như đấu nối với hệ thống giao thông chính,... Tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư tiếp tục tiến hành xây dựng nhà máy để sản xuất và đẩy nhanh tốc độ lấp đầy KCN.

Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam phải bám sát tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, xem xét, báo cáo UBND tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN trong trường hợp triển khai chậm, không đạt tiến độ đề ra.

Hai là, quy hoạch ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của KCN.

KCN phải là nơi tập trung thu hút các nhà đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo đúng định hướng, phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh như: có lực lượng lao động dồi dào, là điểm trung chuyển của các tuyến đường giao thông huyết mạch và quan trọng, là nơi có điều kiện hạ tầng tốt và dịch vụ phát triển. Với định hướng xây dựng tỉnh Hà Nam trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du, miền núi phía bắc, với hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển, trong quá trình thu hút và lựa chọn các nhà đầu tư, tỉnh Hà Nam cần chủ trương chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho từng KCN, lựa chọn và định hướng các nhà đầu tư phát triển các loại hình sản xuất công nghiệp có trình độ công nghệ cao, hàm lượng KHKT lớn, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu có thể đủ sức cạnh tranh với thị trường khu vực và thế giới theo hướng:

Tập trung thu hút các dự án vào KCN sử dụng nhiều vốn và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. Chuyển từ KCN sản xuất đơn thuần sang KCN kết hợp sản xuất với

nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật công nghệ cao và các dịch vụ phục vụ sản xuất;

Kiên quyết loại bỏ những dự án sản xuất có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, chọn lựa những dự án công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường; Nhanh chóng di dời các cơ sở, xí nghiệp gây ô nhiễm trong nội thị ra các vùng ngoại thành theo định hướng phát triển của tỉnh.

Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ

tầng KCN theo quy hoạch đã được duyệt. Thường xuyên giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng các hạng mục công trình. Định kỳ tiến hành kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng, đôn đốc việc thực hiện tiến độ, kịp thời phát hiện những sai phạm tiêu chuẩn kỹ thuật, những vướng mắc khó khăn để có biện pháp xử lý và hỗ trợ kịp thời. Kiên quyết yêu cầu thực hiện việc đầu tư xây dựng và hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là trạm xử lý và hệ thống xử lý nước thải trước khi KCN đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)