Các chính sách khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 64)

* Chính sách về cơ chế đầu tư:

a. Các cam kết với nhà đầu tư của tỉnh

Để cho các doanh nghiệp luôn tin tưởng và yên tâm đầu tư tại Hà Nam đó chính là những chính sách đầu tư luôn "đồng hành cùng doanh nghiệp" của tỉnh. Với việc thực hiện nghiêm 10 cam kết với nhà đầu tư, những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình đầu tư đều được các cơ quan chức năng và các địa phương của tỉnh giải quyết kịp thời:

+ Cung cấp đủ điện 24/24 giờ cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp; + Đảm bảo hệ thống cấp nước sạch và xử lý nước thải cho các doanh nghiệp; + Cấp đất làm nhà ở cho công nhân;

+ Thủ tục Hải quan thuận lợi;

+ Giảm tối đa thời gian của các nhà đầu tư (không quá 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kê khai thuế trên mạng, rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai thủ tục và mẫu hóa các văn bản …);

+ Đảm bảo thủ tục và đáp ứng cho việc chuyển đổi phương án sản xuất và nhà đầu tư phụ trợ đi cùng;

+ Không có đình công và bãi công;

+ Đảm bảo an ninh trật tự trong và ngoài Doanh nghiệp;

+ Thành lập đường dây nóng của Chủ tịch UBND tỉnh và giải quyết trực tiếp tức thì các thông tin từ các nhà đầu tư.

Thời gian tới, tỉnh Hà Nam sẽ tập trung vào 4 khâu đột phá, bao gồm: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính, phát triển hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp để tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài tạo nguồn lực tạo đà tăng trưởng cho KT-XH của tỉnh, phấn đấu đưa Hà Nam cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020..

b. Ngành lĩnh vực, địa bàn mà các DN được khuyến khích và ưu đãi đầu

Tỉnh Hà Nam đang thu hút đầu tư vào nhiều ngành gồm sản xuất công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các cơ sở cung cấp nước sạch, xử lý chất thải - nước thải, nông nghiệp, y tế, giáo dục - đào tạo, du lịch và dịch vụ. Đáng chú ý, Hà Nam đang tập trung vào phát triển các dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao. Hà Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp; xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ về pháp lý, thông tin thị trường, chiến lược kinh doanh, đào tạo lao động, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tiếp cận thông tin và mở rộng thị trường...; tăng cường sự phối hợp của các ngành, các cấp trong việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của các thiết chế pháp lý ở địa phương nhằm tạo sự tin tưởng của doanh nghiệp; triển khai thực hiện tốt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra các dự án đầu tư còn được áp dụng chế độ miễn, giảm tiền thuê đất tùy theo lĩnh vực đầu tư. Các dự án sản xuất, chế biến nông, lâm thủy sản và các dự

án đẩu tư thí nghiệm nghiên cứu khoa học được giảm 50% giá thuê đất nói trên. Các dự án đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư nằm trong Danh mục A Nghị định 51/1999/NĐ-CP và các dự án đầu tư có sử dụng từ 50 lao động trở lên còn được miễn tiền thuê đất trong 10 năm và được giảm 50% tiền thuê đất trong 10 năm tiếp theo. Để khuyến khích việc thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động tại Hà Nam, nếu thu hút được thêm nhà đầu tư mới về đầu tư tại tỉnh còn được giảm 50% tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án

Các nhà đầu tư kinh doanh nhà ở phục vụ khu công nghiệp được hoặc cho thuê đất để xây dựng, kinh doanh nhà ở với mức giá đất tối thiểu trong khung giá các loại đất và được chậm nộp tiền sử dụng hay thuê đất tối đa đến 7 năm. Các chủ đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh tại Hà Nam được vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh vay theo các quy định của Nhà nước.

Các dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, vệ sinh môi trường sẽ được triển khai phục vụ cho các hoạt động của các nhà đầu tư. Các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh có trách nhiệm cung cấp miễn phí những thông tin cần thiết (không thuộc danh mục bí mật) cho nhà đầu tư khi nghiên cứu cơ hội đầu tư, xúc tiến thương mại và chuẩn bị hồ sơ dự án đầu tư.

c. Đánh giá về các chính sách và cơ chế đầu tư

Cơ chế đầu tư thuận lợi, thông thoáng là một trong những yêu cầu thiết thực của bất cứ đối tượng nào, trong đó có thành phần kinh tế tư nhân. Để đánh giá về các chính sách và cơ chế đầu tư, tác giả tiến hành khảo sát các thành phần kinh tế tư nhân. Đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng chính sách và cơ chế đầu tư tại tỉnh Hà Nam thông thoáng, tạo điều kiện thuân lợi cho thành phần kinh tế tư nhân mạnh dạn đầu tư vào địa phương (với 83,4%) và 56,7% ý kiến cho rằng khu vực khuyến khích đầu tư mà tỉnh Hà Nam đặt ra là tương đối rộng.

Bảng 2.6: Đánh giá về chính sách và cơ cấu đầu tƣ của thành phần Kinh tế tƣ nhân

Tiêu chí đánh giá

Cơ chế đầu tƣ thông thoáng

Khu vực khuyến khích đầu tƣ rộng Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Rất không đồng ý 1 3,3 4 13,3 Không đồng ý 2 6,7 5 16,7 Bình thường 2 6,7 4 13,3 Đồng ý 5 16,7 11 36,7 Rất đồng ý 20 66,7 6 20,0 Tổng số 30 100,0 30 100,0

(Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả)

* Chính sách quảng bá, xúc tiến và tạo môi trường đầu tư

a. Nội dung chính sách

Trong thời gian qua tỉnh Hà Nam đã ban hành một số cơ chế chính sách và đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền nhằm đẩy mạnh công tác thu hút vốn đầu tư vào tỉnh, tuyên truyền quảng bá về Hà Nam trên truyền hình, phát trên sóng VTV1, VTV2, VTV4; xây dựng Brochure Hà Nam, phim tư liệu về vùng đất Hà Nam.

Tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư như tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ các tổ chức tư vấn, các nhà dầu tư tại địa phương các các thành phố lớn trong nước; xây dựng các mối quan hệ đầu mối; tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội; cùng VCCI, Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế Hoạch và Đầu tư tham gia các đoàn xúc tiến đầu tư ở Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore ... Tuy nhiên, thực tế các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho thấy họ vẫn thiếu thông tin về Hà Nam; đồng thời cơ sở hạ tầng của Hà Nam nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu nhà đầu tư; nguồn lao động có chất lượng còn thấp.

Công tác xúc tiến đầu tư nếu chỉ thực hiện các hoạt động nêu trên thì chưa đáp ứng được yêu cầu, cần phải đổi mới, đa dạng hoá phương thức xúc tiến.

Tỉnh Hà Nam đã đưa ra 10 cam kết về tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Trong đó, đáng chú ý là cam kết sẽ tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư thông qua nhiều chính sách ưu đãi về thuê đất, kết cấu hạ tầng, thủ tục hành chính, giao đất sạch không thu tiền để doanh nghiệp làm nhà ở cho công nhân. Nhất quán trong chính sách đầu tư, xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư. Đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi.

Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2015, tỉnh Hà Nam xếp thứ 31, tăng 14 bậc so với năm 2014 (xếp thứ 45). Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh năm 2014, Hà Nam xếp thứ 45/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (giảm 13 bậc so với năm 2013)

Tình trạng gây nhũng nhiễu, phiền hà vẫn còn tồn tại. Doanh nghiệp chưa hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống tư pháp của tỉnh trong việc bảo vệ quyền lợi và bảo vệ bản quyền.Sự quan tâm của cơ quan nhà nước tới các thành phần kinh tế còn có sự chênh lệch đáng kể. Vì vậy, trong thời gian tới cần nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ sở công lập cũng như các cơ sở cung cấp dịch vụ tư nhân.

Tỉnh đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi, đi lại cho nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân. Đồng thời đẩy mạnh việc đưa tin học vào quản lý hành chính song song với cải cách thủ tục hành chính nhất là các lĩnh vực: thẩm định dự án đầu tư, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, công chứng …

Hà Nam tập trung lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tăng cường năng lực đào tạo cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tập trung đầu tư cho trường cao đẳng nghề, các trường trung cấp nghề về trang thiết bị, cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong và ngoài doanh nghiệp; tập trung vào các ngành nghề có nhu cầu lớn như: điện, điện tử, cơ khí, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng … gắn chặt với nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; có cơ chế sử dụng, chăm lo đời sống để từng bước nâng cao hiệu quả lao động.

Tỉnh Hà Nam đã thực hiện đổi mới trong công tác xúc tiến đầu tư, công tác cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục đảm bảo thời gian nhanh nhất; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động; thực hiện các thủ tục về đăng ký mẫu dấu, mã số thuế, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận tài sản trên đất cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Hà Nam cũng có các chính sách ưu tiên đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn.

Ngoài ra, tỉnh Hà Nam cũng đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư, chỉ đạo các cơ quan liên quan chủ động gặp gỡ các nhà đầu tư có nguyện vọng đầu tư tại tỉnh để trao đổi, thống nhất những nội dung nhà đầu tư còn băn khoăn; cam kết thực hiện những nội dung đã trao đổi và thống nhất với nhà đầu tư; thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện kinh tế, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để tiếp cận và mời gọi các doanh nghiệp về đầu tư tại tỉnh; duy trì đối thoại với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ, đồng thời tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.

Đổi mới trong công tác xúc tiến đầu tư vào các KCN trên địa bàn: Công tác cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh được Ban Quản lý

các KCN tỉnh Hà Nam coi trọng và đẩy mạnh, đặc biệt là các thủ tục hành chính có liên quan đến doanh nghiệp như: cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép lao động, xây dựng, môi trường, đất đai... Ban Quản lý hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục đảm bảo thời gian nhanh nhất cho nhà đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động; thực hiện các thủ tục về đăng ký mẫu dấu, mã số thuế; trực tiếp làm đầu mối thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận tài sản trên đất cho các doanh nghiệp trong KCN,… Đối với những công ty có vốn đầu tư lớn, công nghệ cao, Ban đề xuất với UBND tỉnh có những cơ chế ưu tiên để thu hút.

Ngoài ra, Ban Quản lý cũng đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư, chủ động gặp gỡ các nhà đầu tư có nguyện vọng đầu tư tại tỉnh để trao đổi, thống nhất những nội dung nhà đầu tư còn băn khoăn; cam kết thực hiện những nội dung đã trao đổi và thống nhất với nhà đầu tư; thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện kinh tế, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để tiếp cận và mời gọi các doanh nghiệp về đầu tư tại tỉnh.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý thường xuyên duy trì đối thoại với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ, đồng thời tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại các KCN của tỉnh, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới. Ban Quản lý đã lập đường dây nóng 24/24h để các doanh nghiệp có thể phản ánh trực tiếp những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, qua đó kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp.

b. Kết quả

* Đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Ba năm liên tiếp Hà Nam đứng trong top 10 thu hút đầu tư nước ngoài; luôn đi đầu với nhiều chính sách ưu đãi về thu hút đầu tư. Những thành công bước đầu đã đưa Hà Nam trở thành mô hình kiểu mẫu trong thu hút đầu tư nước ngoài. Trong 03 năm 2014, 2015, 2019, tỉnh Hà Nam luôn nằm trong top 10 về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có bước phát triển mới, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi, tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Hà Nam luôn có những chính sách ưu tiên, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư tại tỉnh.

Năm 2014, tỉnh Hà Nam đã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 50 dự án đầu tư mới, trong đó có 20 dự án trong nước. Trong năm 2015, Hà Nam đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 66 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 303,4 triệu USD và 8.966,4 tỷ đồng, trong đó có 35 dự án FDI và 31 dự án trong nước. Năm 2019, Hà Nam thu hút 91 dự án, trong đó có 28 dự án FDI và 63 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 600 triệu USD và gần 31.000 tỷ đồng; điều chỉnh vốn đầu tư cho 99 dự án bao gồm 77 dự án FDI và 22 dự án trong nước. Lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 626 dự án đầu tư còn hiệu lực (183 dự án FDI và 443 dự án trong nước).

Bảng 2.7: Thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 I Khu vực tư

nhân trong nước

Số dự án Dự án 17 18 20 31 63

Vốn Tỷ đồng 6.100 6.500 6.700 8.966 31.000

II FDI

Số dự án Dự án 29 30 30 35 28

Vốn Triệu USD 220 238 257 303.4 600

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của UBND tỉnh Hà Nam)

Với những kết quả trên, trong 03 năm liên tiếp Hà Nam đứng trong top 10 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hàng năm, các doanh nghiệp FDI đã đóng

góp khoảng 45% giá trị sản xuất công nghiệp, 36% thu ngân sách, 78% giá trị xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)