Hoàn thiện tổ chức và tăng cường hoạt động của Ban quản lý các khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 115 - 118)

3.2. Giải pháp tăng cường thực thichính sách thu hút đầutư vào các khu công

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức và tăng cường hoạt động của Ban quản lý các khu

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức và tăng cường hoạt động của Ban quản lý các khu công nghiệp công nghiệp

Trong thời gian tới cần hoàn thiện và thành lập Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh, hệ thống Văn phòng một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố, Trung tâm dịch vụ hành chính công. Đẩy mạnh cải cách hành chính ở tất cả các ngành, các cấp, trọng tâm là nâng cao chất lượng, trách nhiệm cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, nhất là người đứng đầu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI). Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong cơ chế phối hợp giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tư, trách nhiệm công vụ của cán bộ công chức trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu, lao động, môi trường…, nhằm loại bỏ phiền hà tạo điều kiện thời gian nhanh nhất cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án. Đồng thời công khai minh bạch, rõ ràng về đầu mối, thời gian giải quyết hồ sơ, đầu mục hồ sơ cấp GCNĐT... từng bước công khai hoá các bước của thủ tục cấp GCNĐT lên mạng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa bàn.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả bộ thủ tục hành chính đã được tỉnh phê duyệt, nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa", giảm tối đa thời gian cho nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đăng ký dự án đầu tư, cấp giấy phép xây dựng, giấy phép cho người lao động nước ngoài, chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Thực hiện cơ chế quản lý nhà nước và dịch vụ mở cửa tại khu công nghiệp về việc giao quyền cho Ban quản lý KCN giải quyết những vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước theo quy chế đã ban hành của chính phủ về KCN tập trung.

Cần tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu cơ hội đầu tư thông qua việc giới thiệu định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch các khu

công nghiệp, sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo thực hiện tốt cơ chế “Một cửa” giải quyết mọi thủ tục hành chính nhanh nhất cho các nhà đầu tư. Ban hành văn bản hướng dẫn đầu tư vào KCN trong đó nêu rõ các chính sách, thủ tục thực hiện đầu tư, giới thiệu những thông tin kinh tế cơ bản về các công trình hạ tầng đã xây dựng, giá thuê đất, giá thuê hạ tầng, các ưu đãi…Tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền, giới thiệu về môi trường đầu tư và ưu đãi ở Hà Nam.

Tổ chức thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa Ban quản lý với các ngành, địa phương, đơn vị liên quan, tăng cường phối hợp với các ban, ngành chức năng, chính quyền các cấp trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường trong các KCN góp phần thực hiên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư của Ban Quản lý KCN Hà Nam là đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, dự án trong KCN. Để tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào KCN tỉnh trong thời gian tới, Trung tâm cần thực hiện tổng hợp các biện pháp:

+ Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác xúc tiến đầu tư dựa trên các kết quả của công tác dự báo làn sóng doanh nghiệp đầu tư vào Hà Nam trong thời gian tới. Trong đó tập trung vào các KCN có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư lựa chọn, đồng thời giới thiệu các KCN đã sẵn có cơ sở hạ tầng, đang hoạt động mạnh mẽ.

+ Biên soạn tài liệu xúc tiến đầu tư có chất lượng bằng nhiều ngôn ngữ: Tiếng Anh, Nhật, Trung, Hàn…, bằng nhiều hình thức như tờ rơi, slide, ấn phẩm… giới thiệu về môi trường đầu tư của Hà Nam, các chính sách ưu đãi nhà nước dành cho Hà Nam đang được áp dụng và thời gian tới.

+ Cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến khu công nghiệp trên trang web heza.gov.vn để mọi người có thể truy cập lấy thông tin dễ dàng, đồng thời bố trí mục hỏi - đáp để trả lời doanh nghiệp về những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp Hà Nam.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn, am hiểu tình hình phát triển của các KCN nắm chắc các chính sách ưu đãi, danh mục các dự án ưu tiên thành lập… đồng thời

tăng cường đào tạo ngoại ngữ, tổ chức học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh đã rất thành công trong công tác này… cho công chức làm công tác xúc tiến đầu tư.

+ Tích cực tham gia các đoàn công tác của tỉnh, Ban Quản lý tại các tỉnh trong cả nước, tham gia xúc tiến đầu tư tại nước ngoài để tìm hiểu, qua đó giới thiệu rộng rãi với nhà đầu tư về các khu công nghiệp Hà Nam.

Nâng cao tính chủ động và đổi mới trong việc xúc tiến vận động các đối tác đầu tư vào các khu công nghiệp Hà Nam. Tính chủ động của công tác này được thể hiện qua việc tỉnh cung cấp đầy đủ thông tin về kinh tế - xã hội của địa phương, chính sách, môi trường đầu tư, các lợi thế so sánh của địa phương, những ưu đãi của tỉnh góp phần làm giảm chi phí cho nhà đầu tư, xuất đầu tư thấp, tương đương với các nước trong khu vực hoặc địa phương khác. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về quy hoạch - xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Ban quản lý các KCN Hà Nam là cơ quan thực hiện cấp, điều chỉnh Giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế kỹ thuật, quản lý hồ sơ xây dựng… đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp. Ngoài việc hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tuân thủ theo hồ sơ, giấy phép đã được phê duyệt, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng của DN. Trên thực tế đã có những DN vi phạm trong quá trình xây dựng, thường do lỗi của bên nhà thầu thi công (hình thức tổng thầu), họ thường không có liên hệ với Ban Quản lý trong việc tổ chức thi công hoặc phối hợp thực hiện công tác này, tự ý điều chỉnh kiến trúc, mật độ, diện tích xây dựng trong giấy phép, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước và thiệt hại cho doanh nghiệp khi bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

Ban quản lý KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý trực tiếp các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong đó có vấn đề về lao động. Ban quản lý đã bố trí một phòng chức năng thực hiện toàn bộ nội dung về lĩnh vực quản lý lao động được Chính phủ quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Để thực hiện tốt mục tiêu chính sách thu hút đầu tư vào KCN về môi trường, ban quản lý KCN của tỉnh cần phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh về BVMT cũng như chính quyền cấp quận đề xuất xây dựng, trình UBND tỉnh thành lập Quỹ bảo vệ môi trường các KCN của tỉnh, bằng các nguồn: một phần ngân sách tỉnh cấp, nguồn vận động các DN khu công nghiệp, các chủ đầu tư hạ tầng , các chủ đầu tư khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở cho công nhân, các nhà tài trợ tham gia đóng góp, để phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ: nghiên cứu, ứng dụng và hỗ trợ các DN KCN áp dụng mô hình sản xuất sạch thân thiện môi trường, để khắc phục các sự cố về môi trường KCN, khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở cho công nhân liền kề KCN nếu có, hỗ trợ các DN KCN tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo về ứng dụng công nghệ sạch thân thiện với môi trường, hỗ trợ các DN KCN các chủ đầu tư hạ tầng KCN, các khu chức năng thăm quan học tập tại các địa phương trong cả nước có mô hình sản xuất sạch thân thiện môi trường.

BQL KKT cần phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ môi trường của tỉnh thường xuyên tổ chức tuyên truyền đến các chủ đầu tư hạ tầng các DN thứ cấp trong KCN về thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đầu tư xây dựng các công trình BVMT, tiến hành khảo sát, xây dựng, đề xuất UBND tỉnh ban hành cơ chế khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các công trình BVMT chung của các KCN, các công trình BVMT của các doanh nghiệp KCN bằng nguồn kinh phí của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)