Công tác xây dựng kế hoạch triển khai chính sách thu hút đầutư vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 72 - 80)

trên địa bàn tỉnh Hà Nam

2.3.1. Công tác xây dựng kế hoạch triển khai chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghiệp khu công nghiệp

Quán triệt chủ trương phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII: Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, bền vững, trọng tâm là công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp trong các khu công nghiệp; Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; Phát triển mạnh các ngành thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân; Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả; tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng đô thị theo hướng hiện đại, đồng bộ văn minh, bền vững…

Tỉnh Hà Nam đã tiến hành quy hoạch và xây dựng các KCN tập trung tại các vị trí thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Các KCN của Hà Nam được phát triển chủ yếu ở huyện Duy Tiên tại những khu vực đất đa canh, đất lúa có năng suất thấp. Đến hết năm 2019, Hà Nam đã có 8 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đưa vào danh mục các khu công nghiệp ở Việt Nam

Kết hợp phát triển các khu, KCN tổng hợp với các khu, KCN chuyên ngành, trong đó, ưu tiên phát triển các KCN công nghệ cao; Phát triển khu, KCN đồng bộ với các cơ sở dịch vụ công nghiệp, dịch vụ nhà ở và tiện ích khác cho người lao động trong khu, cụm công nghiệp, đảm bảo phát triển hài hoà về kinh tế - xã hội và yêu cầu môi trường. Theo Danh mục các Khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số: 1226/QĐ-TTg ngày 27/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020, phấn đấu đến năm 2020, đưa Hà Nam nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu về chỉ tiêu GDP/người của vùng và bằng 90 - 95% mức trung bình cả nước với 08 KCN với tổng diện tích hơn với tổng diện tích 2.534 ha.

Quán triệt chủ trương phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII: Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, bền vững, trọng tâm là công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp trong

các khu công nghiệp; Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; Phát triển mạnh các ngành thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân; Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả; tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng đô thị theo hướng hiện đại, đồng bộ văn minh, bền vững…

Tỉnh Hà Nam đã tiến hành quy hoạch và xây dựng các KCN tập trung tại các vị trí thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Các KCN của Hà Nam được phát triển chủ yếu ở huyện Duy Tiên tại những khu vực đất đa canh, đất lúa có năng suất thấp. Đến hết năm 2019, Hà Nam đã có 8 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đưa vào danh mục các khu công nghiệp ở Việt Nam.

Bảng 2.8. Danh sách các KCN tập trung tại Hà Nam đến 31/12/2019

STT Tên KCN Vị trí Quy mô (ha)

1 KCN Đồng Văn I Huyện Duy Tiên – Hà Nam 221,2

2 KCN Đồng Văn II Huyện Duy Tiên – Hà Nam 320,0

3 KCN Đồng Văn III Huyện Duy Tiên – Hà Nam 300,0

4 KCN Đồng Văn IV Huyện Kim Bảng – Hà Nam 300,0

5 KCN Hòa Mạc Huyện Duy Tiên – Hà Nam 131,0

6 KCN Châu Sơn Thành phố Phủ Lý – Hà Nam 325,1

7 KCN Thanh Liêm Huyện Thanh Liêm – Hà Nam 293,0

8 KCN Thái Hà Huyện Duy Tiên - Hà Nam 300,0

(Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam) Về ban hành văn bản tổ chức thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp cụm công ngiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Bên cạnh việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và triển khai các quy định, chính sách của Nhà nước, UBND tỉnh Hà Nam còn căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh để xây dựng một số cơ chế đặc thù nhằm thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp cụm công ngiệp trên địa bàn tỉnh, cụ thể hóa và ban hành thêm

các cơ chế ưu đãi cả về hành chính, tài chính và hỗ trợ phát triển hạ tầng ngoài hàng rào KCN thông qua việc ban hành các Quyết định, Qui chế cho từng trường hợp cụ thể như: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ đầu tư thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, quy chế hoạt động của các KCN. Quy định và hướng dẫn việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của các KCN; Xây dựng và áp dụng một số biện pháp ưu đãi kinh tế xuất phát từ lợi ích của nước nhà và lợi ích lâu dài của nhà đầu tư, bao gồm: (1) Ưu đãi thuế so với doanh nghiệp ngoài KCN và ổn định; (2) Hỗ trợ về tài chính như vay vốn ưu đãi, thuê đất, thuê hoặc mua nhà xưởng với giá thấp, khấu hao tài sản nhanh; (3) Hỗ trợ doanh nghiệp một phần tiền thuê đất, một phần tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; (4) Hỗ trợ xây dựng hạ tầng trong KCN bao gồm hỗ trợ việc đền bù giải phóng mặt bằng, kinh phí san ủi... để giảm giá cho thuê lại đất có hạ tầng; (5) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; (6) Hỗ trợ chi phí quảng cáo, tiếp thị, vận động xúc tiến đầu tư; (7) Hỗ trợ các doanh nghiệp di dời vào KCN để chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường....

-Chính sách xúc tiến thu hút và khuyến khích nhà đầu tư có dự án với sản phẩm và công nghệ cao, thân thiện môi trường

5 năm qua, kinh tế Hà Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao và có chuyển biến tích cực. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP chiếm hơn 87%. Tổng thu ngân sách 5 năm gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2019÷2020, tăng bình quân 21,2%/năm, về đích trước 2 năm. Công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao với nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu, sức cạnh tranh lớn, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 gấp 2,62 lần so với năm 2010, bình quân tăng 21,2%/năm. Thương mại, dịch vụ phát triển nhanh và từng bước nâng cao chất lượng. GDP bình quân đầu người tăng 30,34%/năm.

Nông nghiệp phát triển khá toàn diện với nhiều mô hình tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả gắn liền với các đề án phát triển chăn nuôi, cây trồng hàng hóa giá trị kinh tế cao. Toàn tỉnh đã làm được trên 1.800 km đường giao thông thôn, xóm, gần 700 km đường trục chính nội đồng, 45,5 km kênh mương cấp III. Đặc biệt 33 xã về đích nông thôn mới, vượt chỉ tiêu hơn 10 xã. Đời sống nhân dân

không ngừng được cải thiện, nâng cao. An ninh quốc phòng trật tự xã hội được giữ vững.

Một loạt dự án lớn đột phá về phát triển hạ tầng khung như: cầu, đường, khu công nghiệp, y tế, giáo dục, kết nối Hà Nam với các tỉnh trong vùng và vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

- Các chính sách về đáp ứng yêu cầu xã hội và môi trường của dự án

Về trình tự thực hiện dự án và thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong tiến trình thực hiện dự án. Căn cứ khoản a, Điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 thì trình tự đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi để xem xét quyết định đầu tư xây dựng. Việc rà soát đảm bảo kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN, việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật cần có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành. Đề nghị nhà đầu tư nghiên cứu phương án xây dựng nhà ở cho người lao động trong KCN theo quy định tại khoản 10, Điều 1 Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế.

- Các chính sách về hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường trong và ngoài hàng rào KCN

Xây dựng hạ tầng là nền tảng để phát triển công nghiệp nên thất bại trong khâu này sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề hơn là sự đình trệ và lạc hậu của nền kinh tế địa phương do kém tăng trưởng về sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tại Hà Nam, điển hình cho trường hợp này là KCN ASCENDAS. Do không đủ năng lực nên chủ đầu tư đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, tuy nhiên thiệt hại to lớn hơn cho địa phương là hơn 5 năm kể từ khi có chủ trương phát triển KCN ASCENDAS đến năm 2015, điều kiện hạ tầng ở đây gần như không có gì. Tình trạng bức xúc của dân cư

địa phương cũng phát sinh tăng cao do đã công bố quy hoạch và không thực hiện thu hồi đất, nhân dân chấp nhận các điều kiện di dời nhưng thực tế không triển khai. Luật Đầu tư 2005 khá thông thoáng với thủ tục đăng ký đầu tư, các điều kiện ràng buộc chưa cao, các quy định hướng dẫn kiểm tra, thẩm định hồ sơ và kiểm soát quá trình đầu tư chưa đầy đủ nên có nhiều hạn chế trong khâu chọn lựa nhà đầu tư có đủ năng lực. Tại Hà Nam, quy chế ký quỹ cam kết đầu tư đã được thông qua và ban hành để khắc phục tình trạng trên. Mặt khác, cũng nên làm rõ năng lực của nhà đầu tư trước khi chọn lựa và theo dõi chặt chẽ hơn trong quá trình đầu tư xây dựng.

- Các chính sách về cải cách hành chính công, nâng cao chất lượng dịch vụ công Đến cuối năm 2019, Sở TN&MT Hà Nam đã áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 - 100% thủ tục và đang triển khai thực hiện kế hoạch áp dụng mức độ 3, 4 - 25 thủ tục; thực hiện nghiêm chỉnh việc tiếp nhận, luân chuyển các thủ tục hành chính theo thẩm quyền giải quyết của Sở trên phần mềm một cửa của UBND tỉnh Hà Nam; hàng tháng, báo cáo tình hình giải quyết hồ sơ trễ hẹn và thực hiện thư xin lỗi đối với cá nhân, doanh nghiệp về các hồ sơ trễ hẹn liên quan đến thủ tục hành chính.

Bảng 2.9. Tổng hợp số vụ hồ sơ liên quan đến các KCN Hà Nam giai đoạn 2014 ÷ 2019

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Số vụ hồ sơ tiếp nhận 2.499 2.561 2.820

2 Số vụ hồ sơ đã giải quyết 2.012 2.090 2.408

2.1 Số vụ giải quyết đúng hạn 1.629 1.714 2.095

2.2 Tỷ lệ giải quyết đúng hạn 81% 82% 87%

(Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam)

Qua bảng 2.4. có thể thấy công tác giải quyết hồ sơ liên quan đến các KCN Hà Nam trong giai đoạn vừa qua đang dần được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn năm 2019 đạt 87%, tăng 6% so với năm 2014.

Năm 2019, Sở TN&MT Hà Nam đã tiếp nhận 2.667 hồ sơ và 153 hồ sơ lĩnh vực môi trường từ năm trước chuyển sang, tổng số hồ sơ cần giải quyết thuộc lĩnh

vực môi trường trong năm 2019 là 2.820 hồ sơ. Trong đó có 845 hồ sơ thủ tục hành chính, 1.975 hồ sơ thực hiện 03 nhiệm vụ chuyên môn. Đối với các hồ sơ thủ tục hành chính, Sở TN&MT đã tham mưu giải quyết được 735 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 91,9%. Đối với các hồ sơ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Sở đã giải quyết 1.663 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn đạt 86,1%.

Lãnh đạo Sở TN&MT Hà Nam cho hay: Sở TN&MT đã và đang duy trì thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong hoạt động quản lý Nhà nước; cập nhật trên Cổng thông tin quản lý môi trường 5.770 doanh nghiệp; cập nhật các Chỉ thị môi trường năm 2015 và 2019 vào phần mềm Chỉ thị môi trường; duy trì việc vận hành, sử dụng, cập nhật thông tin dữ liệu về doanh nghiệp vào Cổng thông tin quản lý môi trường, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường có thể cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu nhanh chóng.

Chính sách ưu đãi đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang được áp dụng cụ thể như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Miễn thuế 2 năm, Giảm 50% cho 4 năm tiếp theo (Từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới theo quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP); Thuế xuất - nhập khẩu: Miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu cho nước ngoài để gia công cho Việt Nam rồi tái nhập khẩu theo hợp đồng gia công. (Theo Quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/ QH11); Thuế giá trị gia tăng: Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; Hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài. (Theo quy định tại Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12); Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu VN nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào VN và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu VN và đưa vào kho ngoại quan nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào VN và không làm thủ tục xuất khẩu ra

khỏi VN (Theo quy định tại Nghị định số 26/2009/NĐ-CP); Tiền thuê đất, thuê mặt nước: Miễn tiền thuê cho cả thời hạn thuê: Dự án sử dụng đất xây dựng nhà ở cho công nhân của các khu công nghiệp; Đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong KCN. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước để xây dựng cơ bản: 11 năm đối với dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, 15 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn (Theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP)

Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được quyền lựa chọn thực hiện các dự án đầu tư tại KKT Đình Vũ - Cát Hải (trừ những dự án đầu tư có điều kiện trong khu thuế quan và dự án thuộc danh mục lĩnh vực cấm đầu tư theo quy định của pháp luật). Các dự án đầu tư vào KCN được thực hiện theo quy trình đăng ký đầu tư nhanh chóng, thuận lợi để được cấp Giấy chứng nhận đăng ky đầu tư và hưởng các ưu đãi áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật; Thuế thu nhập doanh nghiệp: Hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư được hưởng mức thuế suất thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)