- Nghiên cứu xây dựng, rà soát cơ chế chính sách để triển khai Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn và điều chỉnh liên quan kịp thời, rà soát và xây dựng các cơ chế chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư. Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt Nghị quyết 19/NQ-CP, Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ phù hợp với đặc điểm, điều kiện của tỉnh Cao Bằng; triển khai quyết liệt việc thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Cao Bằng; tổ chức gặp mặt, đối thoại với Doanh nghiệp để lắng nghe và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hợp tác liên doanh, liên kết phát triển sản xuất, thực hiện mô hình liên kết chuỗi gái trị hàng hóa, dịch vụ.
- Công cuộc cải cách công tác ĐKKD cần tiếp tục được đẩy mạnh nhằm từng bước đưa quy trình quản lý ĐKKD của Việt Nam tiến gần hơn với chuẩn mực quốc tế, qua đó tạo môi trường kinh doanh tiên tiến, hiệu quả cho cộng đồng DN, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là cải cách mạnh mẽ về khung khổ pháp lý, về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cùng với việc thay đổi tư duy quản lý của cán bộ ĐKKD.
Tăng cường tuyên truyền, mở rộng hình thức ĐKKD qua mạng: Nhằm mục đích phổ cập hóa công nghệ thông tin trong công tác ĐKKD đến mỗi doanh nghiệp, người dân. Tuyên truyền cho doanh nghiệp người dân thấy lợi ích của việc ĐKKD qua mạng, triển khai tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả TTHC qua dịch vụ công ích đảm bảo triển khai đồng bộ TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Tại mỗi địa phương cần phải xây dựng chi tiết các thủ tục từ việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, tra cứu bằng số điện thoại, tin nhắn, email, xây dựng trang web tổng hợp thông tin hồ sơ thành lập doanh nghiệp, xây dựng mạng kết nối nội bộ, mạng kết nối với cơ quan thuế…chuẩn bị máy móc đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu công việc.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, theo dõi, quy trình thực hiện công việc kinh doanh qua mạng tại các cơ quan đăng ký kinh doanh, phối kết hợp với các cơ quan khác để trả kết quả đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp một cách nhanh nhất.
Tăng cường CCHC, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp.
- Tăng cường tính minh bạch của MTKD thông qua việc công khai hóa và xã hội hóa thông tin có giá trị pháp lý về ĐKDN.
- Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện triển khai bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành và UBND cấp huyện (DDCI) của tỉnh Cao Bằng nâng cao hiệu quả công tác theo dõi, giám sát, đánh giá đúng, khách quan, minh bạch quá trình thực hiện và chất lượng công tác cải thiện chỉ số PCI tại các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.
-Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, tổ chức các cuộc nghiên cứu, học tập phương thức hỗ trợ doanh nghiệp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh; tạo môi trường và sự kết nối thường xuyên giữa lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp.
- UBND tỉnh Cao Bằng sắp ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX sau đăng ký thành lập. Qua đó, hy vọng công tác này sẽ có những thay đổi tích cực hơn khi trách nhiệm của từng cơ quan được phân định rõ ràng, cụ thể, gắn với chức năng, nhiệm vụ. Các đơn vị như Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Cục Thuế tỉnh cùng các đơn vị liên quan và chính quyền các huyện, thành phố thường xuyên trao đổi, cung cấp, công khai thông tin doanh nghiệp, nhất là trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Chính quyền các huyện, thành phố đã tích cực kiểm tra doanh nghiệp, quản lý về việc đáp ứng các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tuân thủ an toàn lao động, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, các cấp chính quyền tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện ĐKKD như: muốn doanh nghiệp hoạt
động đúng luật, cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, đa dạng hóa các phương thức hỗ trợ, cắt giảm thời gian giải quyết TTHC, đẩy mạnh công khai, minh bạch thông tin về thành lập hoạt động doanh nghiệp, nâng cao cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước, thay đổi tư duy quản lý nhà nước từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp gia nhập thị trường và sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trong chương 3, mục tiêu, phương hướng và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về ĐKKD trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, luận văn đã tập trung làm rõ 02 nội dung chính:
Phân tích mục tiêu, phương hướng, tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD ở tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay.
Từ thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về ĐKKD, luận văn đã đi sâu nghiên cứu, đề xuất 05 nhóm giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về ĐKKD, trong đó trọng tâm là hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực của cán bộ trong lĩnh vực ĐKKD; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức và thực hành pháp luật về ĐKKD; đảm bảo và nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ trong công tác thực hiện pháp luật ĐKKD, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm về ĐKKD và một số giải pháp khác.
Chắc chắn với những giải pháp trên cùng sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD trên địa bàn Cao Bằng sẽ tiếp tục có chuyển biến mạnh mẽ, bền vững, hiệu quả trong thời gian tới góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
KẾT LUẬN
ĐKKD là bước khởi đầu cho mỗi doanh nghiệp vừa mang ý nghĩa đối với doanh nghiệp, vừa mang ý nghĩa đối với công tác QLNN. Tại Việt Nam, công tác thực hiện pháp luật về ĐKKD đang có sự chuyển mình mạnh mẽ cùng với những chính sách mới được đưa ra theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Qua khảo sát tình hình ĐKKD tại Cao Bằng, tác giả đã có được một góc nhìn phản chiếu tình trạng thực thi pháp luật về ĐKKD tại một tỉnh miền núi Biên giới phía Bắc. Trên cơ sở đó, tác giả đã rút ra được những đúc rút giúp hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật về ĐKKD tại Việt Nam và tổ chức thực hiện pháp luật về ĐKKD tại Cao Bằng có hiệu quả hơn trong thời gian tới thông qua việc đề xuất 05 nhóm giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về ĐKKD, trong đó trọng tâm là hoàn thiện các quy định của Luật Doanhn nghiệp, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực của cán bộ trong lĩnh vực ĐKKD; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức và thực hành pháp luật về ĐKKD; đảm bảo và nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ trong công tác thực hiện pháp luật ĐKKD, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm về ĐKKD và một số giải pháp khác.
Thiết nghĩ, để bảo đảm thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cần áp dụng đồng bộ tất cả các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản cam kết của Chủ tịch UBND tỉnh với Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cam kết tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), “Báo cáo tổng kết thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005”.
3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2010), “Quyết định 337/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, Hà Nội”.
4. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2011), “Đề án 8925/ĐA-BKHĐT về Đổi mới QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập”.
5. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2011), “Quyết định 337/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam”.
6. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2015), “Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày
01/12/2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp”.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), “Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD năm 2015 hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp”, Hà Nội.
8. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2017), “Quyết định 1888/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và đầu tư về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh”.
9. Bùi Xuân Hải (2011), “Tự do kinh doanh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5 (277)”.
10. Chính Phủ (2015), “Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư 2014”.
11. Chính phủ (2015), “Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2015 triển khai thi hành Luật
Doanh nghiệp và Luật Đầu tư”.
12. Chính Phủ (2015), “Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 04/02/2015 của Chính phủ về việc cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp”.
13. Chính Phủ (2015), “Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 07/8/2015 về thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư”.
14. Chính Phủ (2016), “Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020”.
15. Chính Phủ (2016), “Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hôc trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020”.
16. Chính phủ (2015), ”Nghị định số 96/2015/NĐ-CP, ngày 19/10/2015 về Quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2014”.
17. Chính phủ (2018), “Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP)”.
18. Chính phủ (2018), “Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, ngày 15/5/2018 về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo”.
19. Chính phủ (2016), “Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư”.
20. Hoàng Thanh Tuấn (2017), Bài viết “Những thành tựu nổi bật trong quá trình
phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế” trên cổng thông
tin Doanh nghiệp ngày 02/08/2017”.
21. Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng (2014), “Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND về chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”.
22. Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng (2017), “Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND về Bãi bỏ Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND về cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”.
23. http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTin TongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038368. 24. https://dangkykinhdoanh.gov.vn/AboutUs.aspx.
25. Https://dangkykinhdoanh.gov.vn/Default.aspx?tabid=105&ArticleID=3023&langu age=en-GB, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nhìn lại 10 năm hình thành và phát triểnTrần Thị Hồng Minh,Cục Quản lý đăng ký kinh doanh). 26. https://dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates/tabid/91/ArticleID/1822/Di %E1%BB%85n-%C4%91%C3%A0n-%C4%91%C4%83ng-k%C3%BD-kinh- doanh-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-2015- t%E1%BB%ABth%E1%BB%B1c-ti%E1%BB%85n-qu%E1%BB%91c- t%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BA%BFn-b%C3%A0i-h%E1%BB%8Dc- t%E1%BA%A1i-Vi%E1%BB%87t-Nam.
27. Đỗ Đình Chuyển (2015), Luận văn Thạc sỹ “Quản lý nhà nước đối với Doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Lê Thế Phúc (2006), Luận văn thạc sỹ “Đăng ký kinh doanh theo Luật doanh
nghiệp Việt Nam-thực trạng và một vài kiến nghị”, Đại học quốc gia Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Nga (2016), Luận văn thạc sỹ “Thủ tục đăng ký thành lập doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Luận án tiến sỹ “Pháp luật về đăng ký kinh
doanh ở Việt Nam hiện nay” Học viện Khoa học xã hội.
31. Nguyễn Thị Khánh Chi (2012), Luận văn thạc sỹ “Giải pháp hoàn thiện công
tác đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” Trường Đại học kinh tế và
quản trị kinh doanh.
32. Nguyễn Thị Việt Anh (2013), Luận văn Thạc sỹ ”Hoàn thiện công tác đăng ký kinh doanh ở Việt Nam đến năm 2020" Đại học kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội. 33. Phạm Thị Ngọc Anh (2012), Luận văn Thạc sỹ “Quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng.
34. Phạm Phương Nam (2017), Luận văn thạc sỹ “Đăng ký kinh doanh theo luật
Doanh nghiệp 2014 từ thực tiễn thành phố Bắc Ninh”, Học Viện khoa học xã hội.
35. Vũ Mạnh Anh (2008), Luận văn thạc sỹ “ Thực trạng Quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
36. Quốc hội (2012), “Luật giáo dục Đại học số 08/2012/QH13”. 37. Quốc hội (2014), “Luật công chứng sô 53/2014/QH13”.
38. Quốc hội (2000), “Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10”.
39. Quốc hội (2006), “Luật Luật sư số 65/2006/QH11 và Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13”.
40. Quốc hội (1990), “Luật doanh nghiệp Số: 13/1990/QH10” thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1990.
41. Quốc hội (1999), “Luật doanh nghiệp Số: 13/1999/QH10” thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999.
42. Quốc hội (2005), “Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11” thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2005
43. Quốc hội (2014), “Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13” thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.
44. Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng (2011), “Quy chế làm việc của Sở” ban hành theo Quyết định số 19/QĐ SKHĐT ngày 10/5/2011.
45. Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng (2014-2017), “Báo cáo tổng kết năm 2014 đến 2017”.
46. Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng (2018), “Báo cáo sơ kết 6 tháng năm 2018”.
47. Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng (2016), “Quyết định số 43/QĐ-KHĐT ngày 06/10/2016 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư”.
48. Sổ tay quản lý chất lượng của Sở, ban hành năm 2011.
49. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1672/QĐ- TTg thành lập Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
50. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp.
51. Thủ tướng Chính phủ (2018), Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 13/7/2018 về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh.
52. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 877/QĐ- TTg về việc ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
53. Trần Anh Tuấn, Lê Thị Thanh Xuân và Mai Thị Hoàng Yến (2007), “Tài liệu
hướng dẫn môn Quản trị học” , Trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh.