2.2.3.1 Tổ chức bộ máy
* Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư Cao Bằng [44]
Ngoài những nhiệm vụ chung theo quy định của Phòng ĐKKD Cấp tỉnh, Phòng ĐKKD tỉnh Cao Bằng còn thực hiện thêm nhiệm vụ tham mưu cho Lãnh đạo Sở về:
- Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển DNNN do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; chương trình, kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm và 05 năm trên địa bàn tỉnh.
- Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã và kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện việc đăng ký liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và kinh tế tư nhân có tính chất liên ngành.
- Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư, thẩm định đầu tư các dự án đầu tư trong nước, trình cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Hiện trạng nhân sự Bộ máy trực tiếp thực hiện ĐKDN ở cấp tỉnh là Phòng ĐKKD- Sở Kế hoạch và Đầu tư với nhân lực là 5 người (Hình 2.1) (trong đó chỉ có 02 công chức trực tiếp làm công việc ĐKKD).
Bộ máy trực tiếp thực hiện ĐKKD ở cấp huyện là Phòng Tài chính- kế hoạch với nhân lực là từ 2 đến 3 người.
Hình 2.1 Bộ máy trực tiếp thực hiện ĐKDN ở cấp tỉnh là Phòng ĐKKD- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng)
Các Sở, ngành như: Tư pháp, Y tế, Công thương, Xây dựng, Khoa học và công nghệ, Tài nguyên và môi trường, Văn hóa thể thao và du lịch, Công an, Cục thuế tỉnh, Cục Hải quan, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh…, UBND cấp huyện đều bố trí các công chức, viên chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa và các chuyên viên tại các phòng ban chuyên môn để giải quyết các TTHC liên quan đến việc cấp phép cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
Để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐKKD đã chỉ đạo Các Sở ngành chức năng, UBND cấp huyện phối hợp tốt trong thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo chức năng nhiệm vụ.
2.2.3.2 Về trang thiết bị
Tại bộ phận một cửa về tiếp nhận và trả kết quả TTHC của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, xã đều trang bị các trang thiết bị, máy móc để phục vụ giải quyết TTHC nói chung và TTHC liên quan đến ĐKKD.
Trưởng phòng ĐKKD Chuyên viên Kinh tế tập thể, HTX Chuyên viên Đăng ký đầu tư Chuyên viên Đăng ký kinh doanh (đối với loại
hình công ty CP, Cty TNHH 2 thành
viên)
Chuyên viên Đăng ký kinh doanh (đối với loại hình công ty TNHH
1 thành viên,Doanh nghiệp tư nhân)
2.2.3.3 Về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về ĐKKD theo chức năng, nhiệm vụ
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ Quy định về ĐKDN, Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BKHĐT-BTC-BNV ngày 28/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Bộ Nội vụ Ban hành Quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối cung cấp thông tin ĐKDN trên địa bàn tỉnh, thành phố; định kỳ đối chiếu thông tin trên Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia với thông tin cơ quan thuế cung cấp về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp ngừng hoạt động quá một năm không thông báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử phạt theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy định của pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối công khai thông tin doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư. Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận ĐKDN theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh) là cơ quan đầu mối xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của tỉnh, thành phố trên cơ sở tổng hợp yêu cầu về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các cơ quan quy định.
- Các cơ quan chức năng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- UBND cấp huyện theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã bị Phòng ĐKKD thông báo yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Theo dõi ĐKKD và hoạt động của hơn 270 HTX và hơn 12000 hộ kinh doanh trên địa bàn. Trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, UBND cấp huyện thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Việc quản lý ĐKKD trên địa bàn tỉnh được phân công, phân cấp rõ ràng, không có sự chồng chéo.
2.2.3.4 Việc triển khai phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp sau đăng ký thành lập
UBND tỉnh Cao Bằng đang xây dựng quy chế phối hợp giữa các Sở ban ngành ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ĐKDN trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Trước đây Cao Bằng đang thực hiện theo Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BKHĐT-BTC-BNV ngày 28/5/2015.
Đây là cơ sở để các ngành, các cấp trong tỉnh phối hợp tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập và các hoạt động về chuyên môn luôn có sự phối hợp và không bị chồng chéo.
Công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về ĐKKD được tổ chức chặt chẽ và thường xuyên giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh. Để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phối hợp này, cấp tỉnh có Ban Chỉ đạo Định hướng Hỗ trợ Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Ban chỉ đạo Phát triển Kinh tế tập thể do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban chỉ đạo, phó Trưởng Ban Chỉ đạo thường trực là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan Thường trực là Sở Kế hoạch và Đầu tư; các thành viên là Giám đốc các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện; cấp quận, huyện và xã đều có Ban Chỉ đạo được thành lập theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, thành phố.
Hàng năm, Ban Chỉ đạo các cấp được củng cố, kiện toàn, ban hành quy chế hoạt động; phân công thành viên theo dõi giám sát các hoạt động về ĐKKD, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX. Hoạt động của Ban Chỉ đạo đã giúp UBND các cấp chỉ đạo, điều phối công tác quản lý Doanh nghiệp, HTX trong toàn tỉnh; các hoạt động chuyên môn: truyền thông giáo dục, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề nảy sinh trong hoạt động QLNN về doanh nghiệp tại các đơn vị và địa phương.
Ban Chỉ đạo liên ngành các cấp, các sở, ngành được giao nhiệm vụ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, thường xuyên xây dựng các chuyên mục, phóng sự, cập nhật đăng tải kịp thời thông tin tuyên truyền về công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp; phổ biến sâu rộng kiến thức pháp luật về ĐKKD đến từng địa phương, người dân. Phối hợp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành các đợt hoặc theo chuyên đề. Các sở Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Công thương, Công an tỉnh, xây dựng ….hàng năm phối hợp với nhau tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp, HTX. Sự phối hợp trong tổ chức các hoạt động của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đã giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp, HTX sau đăng ký thành lập của tỉnh ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.