Kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 72 - 77)

2.3.1.1 Những kết quả đạt được

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và cấp uỷ, chính quyền địa phương, giai đoạn 2014-2018, tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành tốt việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về ĐKKD trên địa bàn tỉnh.

Một là, công tác chỉ đạo điều hành

Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng đã chủ động, kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai pháp luật về ĐKKD trên địa bàn. Đặc biệt đã ban hành nhiều văn bản triển khai việc tạo điều kiện thuận lợi, môi trường ĐKKD lành mạnh, thông thoáng cho doanh nghiệp. Giai đoạn 2014-2018 đã ban hành 135 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác ĐKKD; trong đó có 10 Nghị quyết của HĐND tỉnh; 28 văn bản quy phạm pháp luật; 45 quyết định, 22 đề án, và kế hoạch - văn bản khác để chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức, triển khai thực hiện. Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh trong

thời gian qua đã được UBND tỉnh và các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện.

Các ngành, các cấp được giao nhiệm vụ đã bám sát các văn bản của cấp trên để phối hợp xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả.

Hai là, công tác truyền thông, giáo dục về pháp luật ĐKKD được chú trọng

và triển khai hiệu quả

Công tác truyền thông, giáo dục về pháp luật ĐKKD được triển khai đồng bộ trên các kênh truyền thông và các trang tin điện tử của các cơ quan; các cơ quan truyền thông và các đơn vị được giao nhiệm vụ đã tích cực vào cuộc. Nhận thức của người lãnh đạo quản lý và cán bộ công chức, viên chức được nâng cao; nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực.

Ba là, công tác xây dựng cơ chế chính sách được quan tâm thực hiện

Ban hành các văn bản, cơ chế chính sách để tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đặc biệt là cơ chế ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư vào địa bàn khó khăn như Cao Bằng.

Bốn là, Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng

cao năng lực quản lý, phục vụ công dân và doanh nghiệp

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện TTHC, giảm chi phí, bảo đảm công khai minh bạch và nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức Nhà nước. Rút ngắn từ 10-30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh... tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm chi phí của công dân và tổ chức. Đã ban hành quyết định công bố TTHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đạt 100% kế hoạch đề ra; niêm yết công khai đầy đủ, đúng quy định trên Cổng thông tin điện tử tỉnh đạt 100%.Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của tỉnh Cao Bằng; triển khai quyết liệt việc thực hiện Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Cao Bằng

giai đoạn 2017-2020. Tập trung đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực để cải thiện các chỉ số thành phần điểm số thuộc chức năng nhiệm vụ của ngành. Thực hiện hiệu quả Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông, triển khai phần mềm Hệ thống một cửa điện tử liên thông hiện đại (VNPT-iGate) tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và thực hiện giải quyết TTHC trên Hệ thống phần mềm từ năm 2017. Tích cực hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn miễn phí hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp; thực hiện miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành lập doanh nghiệp, giới thiệu các cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước và của Tỉnh về đầu tư, ưu đãi đầu tư, hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư và dự án hưởng hỗ trợ đầu tư theo Luật đầu tư và các chính sách hiện hành.

Năm là, triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác ĐKDN.

Công tác xử lý hồ sơ ĐKKD triển khai có hiệu quả đảm bảo về quy trình và thời gian xử lý hồ sơ. Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng là đầu mối cung cấp, công khai thông tin ĐKDN, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp; Phòng Kế hoạch và Tài chính huyện là đầu mối cung cấp thông tin hộ gia đình thông tin về tình trạng hoạt động của hộ gia đình trên địa bàn cho các cơ quan. Áp dụng hệ thống “một cửa liên thông” trong việc tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục ĐKKD, giảm thời gian ĐKDN từ 3 ngày xuống còn dưới 2 ngày. Mô hình “một cửa liên thông” đã tác động tăng số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký so với những năm trước. Trên thực tế, mô hình này khi thực hiện đầy đủ tạo ra tác động kép đến 3 chỉ số thành phần PCI: chi phí thời gian, chi phí không chính thức, nâng cao tính minh bạch.

Sáu là, công tác thanh tra kiểm tra được đảm bảo

Công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua bước đầu được tăng cường và đẩy mạnh, có sự tham gia của các ngành, các cấp. Hoạt động Thanh tra, kiểm tra được chỉ đạo triển khai theo đúng quy định của pháp luật. Đã phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; và nhắc nhở doanh nghiệp, hộ kinh doanh bước đầu đã ngăn chặn được những vi phạm có thể xảy ra trong ĐKKD, ý thức trách nhiệm của chủ doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong thực hiện kinh doanh từng bước được thay đổi; tình hình ĐKKD trên địa bàn tỉnh đang có những chuyển biến tích cực.

Bảy là, nguồn nhân lực. Cân đối bố trí kinh phí tương đối đảm bảo cho công tác ĐKDN, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực làm công tác ĐKKD.

Tám là, công tác phối kết hợp giữa các ngành trong công tác QLNN đối với

doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập cũng được quan tâm triển khai thực hiện.

Những kết quả kể trên đã góp phần vào nâng cao chỉ số PCI của tỉnh Cao Bằng trong năm 2017.

Trong nhiều năm trở lại đây, xếp hạng (PCI) của Cao Bằng đều ở nhóm cuối. Có 3 chỉ số thành phần luôn bị đánh giá thấp điểm, đó là tính năng động, chi phí không chính thức và cạnh tranh bình đẳng. Tính tổng điểm năm 2016, tỉnh Cao Bằng được đánh giá đạt 52,99 điểm, thấp hơn so với năm 2015 là 1,45 điểm, tụt xuống cuối bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố. Bước sang năm 2017, các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã thẳng thắn nhìn nhận lại những hạn chế, yếu kém, đồng thời nêu cao quyết tâm chính trị, tập trung nâng cao hiệu quả công tác CCHC nhằm cải thiện. Kết quả PCI tỉnh Cao Bằng 2017 tăng 05 bậc so với năm 2016, xếp thứ hạng 58/63, chuyển vị trí xếp hạng từ nhóm thấp lên nhóm tương đối thấp. Cao Bằng có 06 chỉ số thành phần tăng điểm, 03 chỉ số thành phần giảm điểm và 01 chỉ số thành phần giữ điểm bằng năm 2016, trong đó chỉ số tăng điểm, tăng vị trí cao nhất là dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng và đào tạo lao động. Tuy nhiên mặc dù PCI Cao Bằng có gia tăng về thứ hạng nhưng thực sự chưa bền vững bởi còn nhiều chỉ số thành phần giảm điểm và nằm ở vị trí cuối so với các tỉnh, phố trong cả nước.

2.3.1.2 Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Một là, tỉnh Cao Bằng đã sớm nhận thức về đổi mới cải cách ĐKKD đối với

doanh nghiệp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất. Thông qua việc cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2015-2020. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu về doanh

nghiệp, hình thành mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ, các chương trình liên kết ngành, vùng, tham gia vào chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các đối tượng tham gia; triển khai xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh; kế hoạch xúc tiến đầu tư giai đoạn 2015- 2020,...

Hai là, Sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo tỉnh (Tỉnh ủy, HĐND, UBND)

trong công tác tập huấn, quán triệt thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2014; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực thi Luật Doanh nghiệp. Chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp Ban Tuyên giáo tỉnh ủy triển khai đến cả hệ thống chính trị trên địa bàn toàn tỉnh về ĐKKD, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Ba là, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi, áp

dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp, bình đẳng và phù hợp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền đối với doanh nghiệp, tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp; vai trò, vị thế doanh nghiệp, doanh nhân được đề cao.

Bốn là, Công tác CCHC, nhất là cải cách TTHC của các cơ quan Nhà nước

trong thời gian qua đã được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm, nhất là việc thực hiện “cơ chế một cửa liên thông” trong giải quyết các TTHC liên quan đến doanh nghiệp đã tác động tích cực đến thực hiện Luật Doanh nghiệp tại Cao Bằng.

Duy trì hiệu quả đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và tổ chức đến UBND tỉnh. Tập trung chỉ đạo và triển khai quyết liệt thực hiện Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn của TW.

Năm là, công tác về quản lý doanh nghiệp đã tăng cường thực hiện việc đẩy

lực cho DNNVV, giao thương kết nối giữa Cao Bằng và các tỉnh lân cận, giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh trong việc tìm kiếm tiêu thụ sản phẩm.

Sáu là, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp, nhưng đảm bảo theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Bộ, ngành. Tăng cường công tác hậu kiểm sau cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ĐKKD.

Bảy là, bổ sung nhân lực chuyên trách cho ĐKKD, và đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu về ĐKKD để có thể hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp, hộ gia đình và đảm bảo việc thực thi pháp luật được nghiêm minh.

Ngoài ra, vấn đề ĐKKD là vấn đề thời sự, được sự quan tâm của nhà nước, bộ ngành, các cấp chính quyền địa phương do đó thu hút được sự quan tâm của các cơ quan truyền thông từ trung ương đến địa phương tham gia cũng như sự hưởng ứng, ủng hộ của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về ĐKDN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)