1.2.3.1. Giai đoạn ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
Muốn tổ chức thực hiện pháp luật về ĐKKD đạt hiệu quả cần có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đối với công tác ĐKKD. Nhiều văn bản mang tính chiến lược sẽ được ban hành để chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp về ĐKKD, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thu hút đầu tư. Như vậy, mới tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và nhận thức của xã hội về ĐKKD. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên chỉ đạo trực tiếp qua các buổi họp giao ban trực tuyến với các địa phương hoặc trực tiếp thị sát, kiểm tra tình hình tại một số điểm nóng, qua đó để giải quyết dứt điểm các vướng mắc của doanh nghiệp.
Đối với công tác ĐKKD tại địa phương, cần phải ban hành các văn bản chỉ đạo về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ĐKKD và chỉ đạo quyết
liệt đặc biệt nhấn mạnh vai trò và quy định trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong triển khai các nhiệm vụ liên quan đến doanh nghiệp, người dân.
Các Bộ trong phạm vi quyền hạn của mình trình Chính phủ hoặc ban hành các văn bản chỉ đạo tầm chiến lược. Trên cơ sở chiến lược, các Bộ xây dựng và ban hành các đề án như: Đề án Số 8925/ĐA-BKHĐT ngày 26/12/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu về đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 07/8/2015 của Chính phủ về thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư [13]; Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Chính phủ Phê duyệt Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập [4]
1.2.3.2. Giai đoạn phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký kinh doanh
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đi trước một bước trong các hoạt động ĐKKD. Việc nâng cao kiến thức về ĐKKD cho các đối tượng được các Bộ, ngành và địa phương cần phải được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng phải được triển khai đồng bộ, theo hướng dẫn của Trung ương về ĐKKD nhằm nâng cao vai trò của UBND các cấp, vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, trách nhiệm của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp trong công tác ĐKKD.
Để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác ĐKKD từ Trung ương đến cơ sở, các bộ ngành sẽ thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chứng chỉ, các lớp tập huấn về ĐKKD. Cùng với đó, việc nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và toàn xã hội nói chung qua các hình thức như nói chuyện, hội thảo, tọa đàm, phát thanh, truyề ộc thi, các sản phẩm truyền thông như tờ gấp, poster, các băng đĩa hình... cũng cần được chú ý phát triển.
1.2.3.3. Giai đoạn tổ chức bộ máy, chuẩn bị nhân lực, vật lực phục vụ thực hiện pháp luật về ĐKKD
+ Quốc hội ban hành và sửa đổi các luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
+ Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp xét xử và kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp cũng như cơ quan QLNN.
+ Chính phủ thống nhất thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở phân công, phân cấp quản lý. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trực tiếp ban hành nghị định, quyết định và các chính sách cụ thể liên quan đến doanh nghiệp; các biện pháp chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các quyết định của Chính phủ trong doanh nghiệp.
Hình 1.1: Hệ thống cơ quan QLNN về đăng ký doanh nghiệp
+ Bộ, các cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình, ban hành các văn bản hướng dẫn quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.
Chính phủ Ban hành văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định Các Bộ Ban hành Quyết định, thông tư UBND cấp tỉnh Các Sở UBND Cấp huyện Quốc hội Thủ tướng chính phủ
Kiểm tra, giám sát trực tiếp theo địa bàn, lĩnh vực kinh doanh
Cơ bản thực hiện quản lý gián tiếp
+ UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN đối với doanh nghiệp ở địa phương, tổ chức thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn theo thẩm quyền. UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn theo thẩm quyền phân cấp hành chính và từng lĩnh vực cụ thể có liên quan.
Ngoài cách tiếp cận hệ thống bộ máy QLNN theo phân cấp về hành chính, đứng trên góc độ hệ thống các cơ quan nhà nước liên quan trực tiếp đến “vòng đời” của doanh nghiệp (từ khi doanh nghiệp thành lập đến khi giải thể, phá sản doanh nghiệp), hệ thống này khái quát như hình 1.2
Hình 1.2. Sơ đồ cơ quan QLNN theo vòng đời doanh nghiệp
Như vậy, liên quan trực tiếp đến “vòng đời” của doanh nghiệp, có một số cơ quan đầu mối quan trọng trong công tác QLNN đối với doanh nghiệp như: cơ quan ĐKKD, cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành…Trong đó, cơ quan ĐKKD, cơ quan thuế đóng vai trò trung tâm, đầu mối theo dõi thông tin chung về hoạt động của doanh nghiệp. [4].
- Về nhân lực:
+ Tại Trung ương, ngoài các cán bộ, công chức tham gia trực tiếp công tác quản lý tại Cục ĐKKD (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) sẽ có các cán bộ kiêm nhiệm thuộc các đơn vị của các Bộ, ngành như: Bộ Y tế, Bộ NNPTNT, Bộ Công thương….
Cơ quan đăng ký kinh doanh
Cơ quan Thuế
Giải thể Doanh nghiệp chấm dứt HĐ
Phá sản
Doanh nghiệp đăng ký thành lập
Doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất-kinh doanh
Tòa án
Các cơ quan quản lý chuyên ngành; lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, môi trường, lao động, xuất nhập khẩu, an
+ Cơ quan ĐKKD cấp tỉnh: nhân lực là cán bộ công chức tại Bộ phận một cửa và Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở KH&ĐT sẽ là các cán bộ trực tiếp giải quyết TTHC về đăng ký doanh nghiệp cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Ngoài ra, cán bộ công chức tại các sở ngành khác trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính về ĐKKD cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hoặc cán bộ công chức ở các sở ngành đều có thể tư vấn pháp luật cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
+ Cơ quan ĐKKD cấp huyện: nhân lực là cán bộ công chức tại Bộ phận một cửa và Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện sẽ là các cán bộ trực tiếp giải quyết TTHC về đăng ký kinh doanh của HTX, hộ gia đình.
- Điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật ĐKKD: các trụ sở làm việc sẽ được trang bị đầy đủ, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, các phương tiện kỹ thuật điều kiện làm việc tốt để triển khai nhiệm vụ. Hàng năm NSNN bố trí đầu tư đảm bảo các điều kiện cần thiết về xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng về ĐKKD.
- Công tác phân công, phân cấp, phối hợp liên ngành về thực hiện pháp luật về ĐKKD là hoạt động phối hợp liên ngành về quản lý ĐKKD được thực hiện thống nhất dưới sự chỉ đạo của Bộ, ngành, UBND các cấp về ĐKKD theo quan điểm của Đảng và Nhà nước đổi mới căn bản mối quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp: thể hiện cụ thể qua việc: (i) thay đổi cơ bản phương thức quản lý từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; (ii) chuyển từ quan hệ giám sát, quản lý sang quan hệ đối tác, hỗ trợ phát triển là chủ yếu; (iii) chuyển từ can thiệp hành chính, trực tiếp vào doanh nghiệp sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô. [4]
1.2.3.4 Giai đoạn thực hiện trong thực tế pháp luật về ĐKKD
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD. Bởi lẽ, muốn thực hiện được pháp luật ĐKKD thì phải để pháp luật được sử dụng, được áp dụng trong thực tế. Ở giai đoạn này, nhà nước sẽ thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật về ĐKKD thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào
những quy định của pháp luật ĐKKD để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật về ĐKKD cụ thể.
Tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD trong thực tế là giai đoạn luôn luôn đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền. Ngoài ra, thực hiện pháp luật ĐKKD còn là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu ích, các quy định của luật nhằm làm cho các chủ thể thực thi nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện pháp luật ĐKKD. Trên thực tế, khi triển khai thực hiện pháp luật trong thực tiễn, không phải bộ phận nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau, vì thế cần phải đôn đốc để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong pháp luật ĐKKD.
1.2.3.5. Giai đoạn kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh
Công tác thanh, kiểm tra về ĐKKD sẽ thực hiện theo kế hoạch của Thanh tra tỉnh và kế hoạch của các cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND các cấp, có thể tập trung vào những vụ việc nổi cộm, cần tháo gỡ hoặc xử lý kịp thời. Cùng với việc xử phạt hành chính, các đoàn của Trung ương và các địa phương sẽ áp dụng biện pháp xử lý thu hồi các loại giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài việc thanh, kiểm tra theo kế hoạch, các Bộ, ngành, địa phương đã tiến hành nhiều đợt thanh, kiểm tra đột xuất theo chuyên ngành đã phát hiện và xử lý các vụ vi phạm pháp luật về ĐKKD.
Việc thanh, kiểm tra tại các doanh nghiệp được phân cấp rõ ràng cho từng ngành, từng cấp, có kế hoạch được xây dựng từ năm trước, có sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình xây dựng kế hoạch,
Khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp; trường hợp kế hoạch thanh tra trùng lặp, chồng chéo với hoạt động kiểm toán nhà nước thì chủ động phối hợp, trao đổi với Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ để thống nhất phương án xử lý theo quy định hiện hành, đảm bảo sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán,
không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp, cần tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt theo tinh thần trên. [52]
Do vậy sẽ hạn chế sự chồng chéo thanh, kiểm tra tại các doanh nghiệp trong thực hiện. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, các trường hợp vi phạm sẽ được xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo đúng pháp luật, được công khai kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng.
1.2.3.6. Giai đoạn tổng kết, đánh giá
Hàng năm, các tỉnh, thành phố sẽ thực hiện công tác tổng kết, đánh giá tình hình thực thi chính sách, pháp luật về ĐKDN và triển khai nhiệm vụ của những năm tiếp theo. Trong quá trình đánh giá, tổng kết, đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, mà cụ thể ở đây là cơ quan thuộc Bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thuế và một số bộ, ban ngành có liên quan.
Xem xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong việc tham gia tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD. Cơ sở để đánh giá, tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện pháp luật ĐKKD trong cơ quan nhà nước là các kế hoạch được giao và những quy định, quy tắc được đề ra. Đồng thời còn kết hợp sử dụng các văn bản liên tịch giữa cơ quan nhà nước đối với các tổ chức xã hội và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD.
Bên cạnh đó, việc đánh giá tổng kết còn bao gồm cả việc thực hiện pháp luật của các đối tượng tham gia: tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp. Thước đo đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện pháp luật của các đối tượng này chính là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định mà pháp luật ĐKKD đã đề ra.