Kiểm soát có hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinhdoanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 103 - 105)

doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Hậu kiểm là quá trình giám sát của cơ quan nhà nước đối với hoạt động của Doanh nghiệp sau khi được cấp GCN ĐKKD tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường hậu kiểm trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết .

Hoàn thiện quy định quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh từ “tiền kiểm ” sang “hậu kiểm”

Một doanh nghiệp khi hoạt động trên thương trường, không thể không có sự kiểm soát của nhà nước. Tuy nhiên sự kiểm soát như thế nào cho có hiệu quả, một mặt vẫn đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp mặt khác, vẫn đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động ĐKKD. Pháp luật về ĐKKD cần hướng tới sự quản lý từ khâu “tiền kiểm” sang khâu “hậu kiểm”. Bởi lẽ, đây là hoạt động nâng cao sự quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi đã đăng ký thành lập, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp; mỗi cơ quan sẽ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên ngành tương ứng. Chú trọng ban hành quy phạm pháp luật cho người dân trong xã hội có quyền tham gia giám sát doanh nghiệp từ khi thành lập cho tới khi kết thúc hoạt động kinh doanh. Hiện nay, một mô hình “hậu kiểm” là mô hình mà ở đó bao gồm bảy thành tố: kiểm tra giám sát nội bộ doanh nghiệp; kiểm tra giám sát của chủ nợ; kiểm tra của Hiệp hội người tiêu dùng; kiểm tra của đối thủ cạnh tranh; kiểm tra của các hội nghề nghiệp; kiểm tra giám sát của xã hội và công luận và cuối cùng mới là kiểm tra giám sát của Nhà nước.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD cần được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện. Để từ đó phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn được đặt ra ở các cơ chế quản lý nhà nước trong hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này trong lĩnh vực ĐKKD cần được nâng cao hơn nữa.

Cần tạo điều kiện để đông đảo các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp có thể tham gia tích cực vào quá trình kiểm tra, giám sát vấn đề ĐKKD mọi lúc, mọi nơi và kịp thời phát hiện sai phạm, có hướng xử lý đúng đắn, kịp thời. Hơn nữa, khi có sự tham gia của xã hội vào công tác này thì không những giám sát được những sai phạm của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm mà còn có tác động lớn đến hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, làm cho hoạt động này sẽ trở nên minh bạch, công bằng và đạt hiệu quả cao hơn trong công tác đấu tranh phòng chống những sai phạm, những tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Nếu chỉ đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát mà không kết hợp chặt chẽ với việc xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm thì sẽ không mang lại hiệu quả cao trong công tác chung là khắc phục tình hình vi phạm về ĐKKD. Thực tế cho thấy nếu chỉ thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chỉ để phát hiện vi phạm rồi vì nguyên nhân nào đó mà bỏ qua hoặc chỉ xử lý nhẹ nhàng, không phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm thì không những không hạn chế được những vi phạm mà còn làm cho các chủ thể vi phạm có những ý thức không tôn trọng pháp luật, chủ thể vi phạm không “sợ” bị xử lý, làm cho tình hình vi phạm trong lĩnh vực ĐKKD ngày càng trở nên xấu đi.

Do đó, sau khi tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD nếu phát hiện có vi phạm thì vụ việc cần phải được xử lý một cách nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính trong lĩnh vực ĐKKD sao cho phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Có thể áp dụng nhiều hình thức xử phạt, mức phạt áp dụng đủ sức răn đe, phòng ngừa chung. Hơn

nữa, hoạt động và quá trình xử lý phải được tiến hành công khai, thông tin về vi phạm phải được minh bạch để tác động vào ý thức tuân thủ pháp luật của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)