Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng, là cầu nối để các chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, đến được với mọi tầng lớp nhân dân, là khâu đầu tiên của quá trình thực thi pháp luật và là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác này, cũng như ở các lĩnh vực khác, pháp luật về ĐKKD không chỉ nhằm răn đe, xử lý đối với hành vi vi phạm mà còn nhằm giáo dục, nâng cao ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật về ĐKKD. Biện pháp này chỉ được áp dụng thực hiện khi đã tuyên truyền, phố biến pháp luật mà vẫn có sự vi phạm. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ĐKKD đã được sự quan tâm, chú trọng và triển khai thực hiện trên tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, tuy nhiên hiệu quả của công tác này cho đến nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Trong lĩnh vực ĐKKD - một lĩnh vực mà khi có sự vi phạm sẽ ảnh hưởng đến kinh tế -xã hội. Như vậy lĩnh vực này cần được chú trọng và đầu tư xứng đáng hơn nữa ở công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các chủ thể của xã hội.
Thứ nhất, nội dung tuyên truyền, giáo dục, phố biến phải toàn diện, đa dạng,
phong phú, bao hàm một cơ cấu thông tin hợp lý, hướng đến những trọng tâm cần tuyên truyền trong lĩnh vực ĐKKD. Cần lựa chọn những văn bản điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực này để công tác này được diễn ra chính xác và đạt hiệu quả; xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm pháp luật ĐKKD.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về ĐKKD, trước hết phải hiểu rõ tinh thần của các quy định pháp luật, bên cạnh đó còn
phải có các kỹ năng tuyên truyền để sao cho nội dung tuyên truyền qua những ngôn ngữ truyền tải phù hợp với loại đối tượng tuyên truyền để cho họ có ý thức cao về pháp luật từ đó tự giác thi hành.
Thứ ba, về cách thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:
Cán bộ làm công tác tuyên truyền cần sử dụng biện pháp nêu gương. Trước hết chính những người làm công tác tuyên truyền này cần phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh về ĐKKD để những nội dung truyền đạt trở nên có giá trị đối với các đối tượng hướng đến.
Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ tư vấn đối với
doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi đăng ký kinh doanh.
Các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội cần thường xuyên tiến hành tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới mọi hình thức, kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống truyền thanh cơ sở; báo viết; báo điện tử…để tuyên truyền nội dung pháp luật về ĐKKD đến các đối tượng liên quan.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng tham mưu mở các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân quan tâm. Ngoài ra cần quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tư vấn pháp luật và hỗ trợ miễn phí cho doanh nghiệp bằng nhiều hình thức: trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh; tư vấn hỗ trợ qua điện thoại; email; xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn thủ tục hành chính đăng ký kinh doanh….qua đó cơ quan ĐKKD có thể tiến hành hướng dẫn, phổ biến các quy định của pháp luật đến các chủ thể kinh doanh, phát động phong trào khởi nghiệp, tạo được sự hứng khởi cho các tổ chức, cá nhân nhanh chóng gia nhập vào thị trường.
Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay, số lượng hộ kinh doanh đăng ký hoạt động hàng năm tương đối lớn, với sự phát triển nhanh về số lượng. Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập, việc sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết như các hộ kinh doanh hiện nay sẽ rất khó cạnh tranh. Do vậy, cần khuyến khích các hộ kinh doanh nếu đủ điều kiện thì nên chuyển đổi mô hình hoạt động thành doanh nghiệp và coi đây là nhiệm vụ then chốt tạo đà thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng. Muốn vậy, phải đơn giản hóa TTHC đối với việc thành lập và vận hành doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, cần có các tổ chức tư vấn miễn phí và hỗ trợ chuyên nghiệp cho các hộ kinh doanh, luôn đồng hành, hỗ trợ cùng họ, để doanh nghiệp từng bước phát triển khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.