Hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD cao hay không còn phụ thuộc vào ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp cho đến cơ quan nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ĐKKD; trình độ, sự hiểu biết về pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay văn hóa pháp luật về ĐKKD ở tỉnh Cao Bằng nói riêng và của Việt Nam nói chung còn tồn tại nhiều hạn chế:
Thứ nhất, là do mặt bằng dân trí pháp lý còn không đồng đều. Người dân tại
các huyện vùng sâu, vùng xa cách xa trung tâm chưa được phổ biến, giáo dục pháp luật ĐKKD thường xuyên và kịp thời. Nên sự hiểu biết của họ về pháp luật ĐKKD còn hạn chế. Vì vậy có thể bản thân những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh không biết mình đang vi phạm pháp luật hoặc biết nhưng vẫn vi phạm.
Thứ hai, ý thức tôn trọng pháp luật và tính chủ động sử dụng pháp luật còn
hạn chế. Và đây chính là điểm yếu lớn nhất được nhận thấy trong thực tiễn pháp luật nói chung và pháp luật ĐKKD nói riêng. Ý thức tôn trọng pháp luật của một số cơ quan nhà nước và công chức nhà nước trong lĩnh vực ĐKKD trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chưa cao. Nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật không phải do kém hiểu
biết mà nguyên nhân chính là coi thường pháp luật. Mặt khác, do quan niệm của một bộ phận nhân dân, doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ và đúng đắn tính tối thượng của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ kinh tế nên ít sử dụng quyền pháp luật hoặc chưa tự giác thi hành nghĩa vụ pháp luật. Vì vậy, các hành vi vi phạm ĐKKD trên địa bàn vẫn diễn ra hàng ngày, bất chấp hậu quả của việc vi phạm trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế.
Thứ ba, do ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ về tư duy và hành vi còn lớn nên chúng ta chưa có được một nhận thức tổng thể và cụ thể cho quá trình đổi mới và phát triển. ĐKKD đúng luật không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi doanh nghiệp mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế.
Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, biểu hiện của tình trạng này là các hành vi: đầu cơ để lũng đoạn thị trường, bán phá giá, nâng- ép giá, xâm phạm về quyền nhãn hiệu hàng hoá cũng như các quyền về sở hữu công nghiệp của các chủ thể kinh doanh khác, quảng cáo so sánh dối trá, bán và lưu thông hàng nhái, hàng kém phẩm chất, hàng giả… Những biểu hiện có xu hướng tăng lên một cách đáng lo ngại. Pháp luật của chúng ta về vấn đề này cũng đã có điều chỉnh nhưng cũng còn thiếu, rải rác và chưa hệ thống.
Nhiều chủ thể kinh doanh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán đối với các khoản nợ đến hạn, kéo theo những khiếu kiện dông dài hoặc những cách đòi nợ theo kiểu "luật rừng", "cá lớn nuốt cá bé"… làm mất trật tự và an toàn xã hội, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng.
Các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động gia tăng đáng kể, nhất là các tranh chấp về hợp đồng kinh tế. Mặt khác, tình trạng nhiều chủ thể kinh doanh cố tình vi phạm hợp đồng, lừa đảo, chiếm dụng vốn của các đối tác diễn ra phổ biến.
Tóm lại, nhận thức của các chủ thể có thẩm quyền trong thực hiện pháp luật về ĐKKD còn hạn chế; việc xử lý vi phạm nhiều khi còn nương nhẹ, chưa kiên quyết; lực lượng lực kiểm tra kiểm soát còn mỏng, nhiều khi chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong công tác kiểm
tra ĐKKD còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; trình độ cán bộ chuyên môn và năng lực còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đối với doanh nghiệp.
2.2. Thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
2.2.1. Về hoạt động ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về đăng ký kinh doanh của chính quyền các cấp ở tỉnh Cao Bằng
Sau khi luật Doanh nghiệp được thông qua, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 07/8/2015 của Chính phủ về thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Ngày 28/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh làm Tổ trưởng. Nhiều giải pháp về ĐKKD được triển khai trên toàn quốc. Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư có trách nhiệm tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện đầy đủ và nhất quán Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ: Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, điều phối, chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan trong việc phối hợp, triển khai thực hiện Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư; Phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, Cơ quan ĐKKD , Cơ quan đăng ký đầu tư và các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc thực hiện Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư; tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác phối hợp giải quyết vướng mắc trong quá trình thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường đã vào cuộc quyết liệt để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về ĐKKD.
Trên cơ sở tham mưu của Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các Sở: Tư pháp, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành công tác ĐKKD trên địa bàn tỉnh. Điển hình là một số văn bản sau: ( Có Phụ lục kèm theo)
Các Sở, ngành và UBND cấp huyện căn cứ chức năng nhiệm vụ và văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai của HĐND, UBND tỉnh hàng năm đã xây dựng, ban hành các văn bản cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác ĐKKD thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng thực hiện vai trò là cơ quan tham mưu trực tiếp về ĐKDN, tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh kịp thời ban hành các văn bản