đồng ý của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị triển khai Luật doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 nhằm giới thiệu một số nội dung quan trọng của 02 dự án Luật này cho đại diện của các Sở, Ban, Ngành; UBND huyện, Thành phố cùng với hơn 200 doanh nghiệp đại diện cho hơn 1000 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Đồng thời UBND tỉnh đã chỉ đạo các các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc, UBND các huyện phối hợp triển khai công tác ĐKKD thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Bộ TTHC thuộc lĩnh vực kế hoạch đầu tư ban hành theo Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 25/9/2017, Quyết định số 1969/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 đã kê rõ thủ tục và thành phần hồ sơ; công bố toàn bộ các TTHC tại các trung tâm tiếp nhận và trả kết quả theo mô hình một cửa, một cửa liên thông giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại.
Có thể khẳng định, đến thời điểm hiện tại, công tác chỉ đạo, điều hành thực thi pháp luật về ĐKKD giai đoạn 2014-2018 trên địa bàn tỉnh đã được HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng và các cấp chính quyền triển khai quyết liệt, trách nhiệm và thường xuyên thông qua việc ban hành đầy đủ các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về ĐKKD trên địa bàn tỉnh.
2.2.2 Về phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh bàn tỉnh
Đây là nội dung quan trọng giúp cho việc tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về ĐKKD nói riêng đạt được hiệu quả. Hàng năm Sở Tư pháp
đều lập kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đó là cơ sở để có triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này. Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế tỉnh, Tư pháp, NNPTNT, Công thương, Công an tỉnh…. và UBND cấp huyện, xã đã đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông phổ biến kiến thức pháp luật về ĐKKD cho các nhóm đối tượng; hoạt động truyền thông được tiến hành thường xuyên trên địa bàn thành phố bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nội dung truyền thông tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, các Luật và văn bản quy phạm pháp luật về ĐKKD tới chính quyền các cấp, các nhà quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn, người dân và doanh nghiệp.
Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về ĐKKD trên địa bàn tỉnh được quan tâm chú trọng và duy trì thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; từng bước làm thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp. Giai đoạn 2014-2018, công tác truyền thông, giáo dục về ĐKKD và lồng ghép các nội dung liên quan đến tổ chức, doanh nghiệp được tăng cường và đẩy mạnh. Toàn tỉnh đã tổ chức được 311 lớp tập huấn cho 16511 lượt cán bộ và các nhóm đối tượng như tổ chức, doanh nghiệp, người dân; tổ chức 112 hội nghị, hội thảo với 6184 người tham gia; phát tin bài trên hệ thống loa truyền thanh 58329 lượt; 231 chuyên mục, phóng sự, tin bài trên Truyền hình tỉnh; 160 bài trên Báo Cao Bằng; in sao 2600 đĩa hình, đĩa tiếng tuyên truyền; cấp phát 160200 tờ gấp, tranh, áp phích.... Hoạt động truyền thông trong thời gian qua được đẩy mạnh, đã góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân về ĐKKD.
Tuy nhiên, công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về ĐKKD trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chưa thường xuyên, chưa phù hợp dẫn đến kết quả còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Việc tuyên truyền về ĐKKD còn chưa sâu, chưa sát với thực tế, cách thức tuyên truyền ở mỗi vùng địa phương, mỗi dân tộc ít người chưa đủ để làm chuyển biến từ nhận thức sang hành vi của doanh nghiệp, người dân. Điều đó thể hiện ở việc người dân mới chỉ quan tâm thành lập doanh nghiệp, nhưng trong quá trình hoạt động không nắm được kiến thức, pháp luật quy định
của nhà nước, dẫn đến vô tình vi phạm pháp luật mà không biết. Với từng vụ việc vi phạm, kiến thức về quy định của pháp luật về xử lý vi phạm ĐKKD chưa tốt rất mơ hồ, dẫn đến dễ gây bức xúc. Việc nêu gương, khuyến khích các cán bộ, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện, triển khai, thực hiện tốt pháp luật về ĐKKD còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa nhân rộng điển hình để tuyên truyền rộng rãi. Trong khi đó thông tin tiêu cực như một số doanh nghiệp chưa tuân thủ các quy định của pháp luật và nhà nước, khi vi phạm bị xử lý vi phạm có phản ứng tiêu cực, chống đối lại được lan truyền miệng nội dung thông tin không chính xác hoặc chưa được kiểm chứng, thiếu căn cứ khoa học, gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của nhân dân đối với công tác quản lý ĐKKD và cán bộ trực tiếp giải quyết TTHC.
Vì vậy, báo chí truyền thông bên cạnh những hoạt động tuyên truyền truyền thống như: băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, pano... cần tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông về ĐKKD; tránh đưa thông tin không chính xác, sai sự thật, chưa được kiểm chứng; biểu dương những tấm gương các mô hình sản xuất quản lý ĐKKD tốt, phê phán, vạch trần những cái chưa tốt, tuy nhiên phải đưa tin tích cực và tiêu cực một cách cân bằng.
Ngoài ra, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, số lượng ít; nội dung tuyên truyền đa số là phụ thuộc vào tài liệu của trung ương chưa sát thực tế, nhu cầu của từng nhóm đối tượng, điều kiện tại địa phương.
Tóm lại, như đã phân tích ở trên, đối với các hình thức hoạt động tuyên truyền sử dụng tài liệu có sẵn của trung ương thì các địa phương sẽ triển khai đầy đủ, tích cực hơn là đối với các hình thức như báo viết, báo điện tử, bởi như vậy các cấp chính quyền tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD của mỗi địa phương, cũng như các cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực ĐKKD cần phải có những kiến thức, trình độ am hiểu pháp luật, theo dõi, đánh giá được tình hình triển khai pháp luật ĐKKD gắn với thực tiễn của địa phương.
2.2.3 Về tổ chức bộ máy, nhân lực, vật lực phục vụ thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn