Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 45 - 47)

Cao Bằng là tỉnh biên giới có diện tích đất tự nhiên là 6.703,42 km2, có đường biên giới dài trên 333 km giáp tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc với nhiều cửa khẩu, lối mở như cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, cửa khẩu Trà Lĩnh, Sóc Giang và một số cặp chợ biên giới để giao lưu hàng hóa giữa hai bên. Đây là một lợi thế lớn cho Cao Bằng trong thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại biên giới với phía Trung Quốc. Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Cao Bằng cũng là một địa phương có lợi thế trong thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm hiểu, đầu tư nhất là khi Trung Quốc đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Một vành đai, một con đường” cũng như xu thế “vươn ra thế giới” của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Xác định thu hút đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, Cao Bằng đã ban hành các chính sách đặc thù của tỉnh về ưu đãi, hỗ trợ cho các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư tại tỉnh như Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng Bãi bỏ Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND, ngày 05/8/2016 về chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Ngoài ra, các nhà đầu tư khi đầu tư tại tỉnh Cao Bằng còn được hưởng ưu đãi đầu tư cho địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, về kinh tế, Cao Bằng hiện nay chưa tự cân đối được ngân sách, nền kinh tế phát triển chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa hình thành rõ nét vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thị trường kém phát triển.

Là tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (tỉnh có 199 xã, phường, thị trấn mà trong đó có 137 xã đặc biệt khó khăn, 46 xã biên giới và 30 xã an toàn khu); có 5 huyện nghèo được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ và 01 huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg, trình độ năng lực sản xuất, khả năng tiếp thu công nghệ khoa học của tỉnh vẫn còn hạn chế.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều thấp kém nhất là cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Mặc dù có một số lợi thế trong phát triển thương mại, du lịch, tuy nhiên hiện nay, Cao Bằng vẫn chưa phát huy được tiềm năng sẵn có và lợi thế của địa phương. Kinh tế cửa khẩu chưa được khai thác có hiệu quả, môi trường đầu tư, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, quan hệ kinh tế đối ngoại với các địa phương thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Ngoài ra, mặc dù có lợi thề về vị trí địa lý để thúc đẩy phát triển thương mại biên giới, tuy nhiên Cao Bằng cũng chịu tác động trực tiếp từ các chính sách biên mậu của Trung Quốc. Do đó, hoạt động phát triển kinh tế, thương mại biên giới còn chưa thực sự sôi động, ảnh hưởng đáng kể tới thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp của tỉnh Cao Bằng. Các doanh nghiệp của Cao Bằng đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, khả năng tài chính còn hạn chế, hoạt động nhiều khi còn mang tính chụp giật, thiếu tính định hướng, phát triển lâu dài. Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá hình ảnh của tỉnh còn nhiều hạn chế cả về số lượng cũng như chất lượng.

2.1.2. Nguồn nhân lực tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh của các chủ thể có thẩm quyền ở tỉnh Cao Bằng

Lực lượng cán bộ chuyên trách về ĐKKD hiện nay còn mỏng, ở nhiều đơn vị đang là nhiệm vụ kiêm nhiệm, đặc biệt phổ biến là cán bộ làm công tác trực tiếp ĐKKD ở Phòng ĐKKD- Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng và Phòng Tài chính- Kế

hoạch tại các huyện. Chưa có hệ thống tiêu chuẩn chức danh làm căn cứ tuyển dụng, đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực ĐKKD. Công tác luân chuyển công chức làm công tác ĐKKD chưa hợp lý, có những năm để quá lâu, không luân chuyển, có thời điểm luân chuyển đồng loạt các công chức ĐKKD cùng một lúc, không có sự kế thừa, chưa kịp đào tạo, cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Công tác đào tạo bồi dưỡng trong lĩnh vực ĐKKD hiện nay ở cấp huyện còn hạn chế, chưa được thường xuyên.

Ngoài ra, đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hiện nay lực lượng thanh tra của huyện, thành phố và cấp tỉnh lại mỏng, vì vậy mà hiệu quả quản lý nhà nước về ĐKKD chưa cao.

Đồng thời, do việc phân công dàn trải và thiếu tập trung gây khó khăn cho việc chuyên môn hóa về quản lý và tổ chức thực hiện pháp luật về ĐKKD của các chủ thể có thẩm quyền ở tỉnh Cao Bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)