Để triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả pháp luật về ĐKKD thì cần phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
Theo đó Chính phủ tăng cường chỉ đạo và coi công tác bảo đảm ĐKKD là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tích cực triển khai các biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật ĐKKD và chỉ đạo kịp thời; Ủy ban nhân dân các cấp thường xuyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thực thi pháp luật ĐKKD, coi công tác bảo đảm ĐKKD và thực thi pháp luật ĐKKD là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm ĐKKD trên địa bàn; đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát xã hội đối với doanh nghiệp, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập tại địa phương theo hướng: Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; Phân định trách nhiệm giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; Tăng cường vai trò giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp.
Trách nhiệm của người đứng đầu cũng được xác định rõ. Đến nay Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp trong năm 2018.
Các Bộ, ngành, địa phương đều phải có trách nhiệm, nỗ lực trong triển khai, tạo chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, đặc biệt về lề lối, tác phong, tinh thần, thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp. Công tác hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh đã được các cấp, các ngành quan tâm hơn, nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp và đạt được kết quả tốt.
3.1.4 Huy động sự tham gia của xã hội vào tổ chức thực hiện pháp luật về
đăng ký kinh doanh
Tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật ĐKKD không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà đó còn trách nhiệm của chính các Doanh nghiệp, Hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Mỗi người dân, mỗi tổ chức và toàn xã hội phải thể hiện được vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc thực hiện đảm bảo pháp luật ĐKKD. Cụ thể các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường hơn nữa trách nhiệm trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra các quy định ĐKKD. Đồng thời hướng dẫn chuyên môn, tạo điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật ứng dụng trong kinh doanh; bảo đảm đầy đủ điều kiện ĐKKD đối với doanh nghiệp, hộ gia đình người dân được kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật..
Đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần tuân thủ Luật Doanh nghiệp và các Luật chuyên ngành và các quy định của pháp luật. Phải nâng cao vai trò tinh thần trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định của Luật.
Trách nhiệm của xã hội trong việc giám sát, phát giác các hành vi gian dối trong sản xuất, kinh doanh. Người dân và doanh nghiệp cần hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện Luật Doanh nghiệp và các quy định liên quan để cạnh tranh lành mạnh.
3.2 Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng