Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh hòa thuận tỉnh đăk lăk (Trang 82 - 85)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc từ công tác phân tích BCTC doanh nghiệp phục vụ công tác cấp tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hòa Thuận, Tỉnh Đăk Lăk , tuy nhiên công tác phân tích BCTC vẫn còn gặp một số hạn chế về chủ quan và khách quan nhất định.

- Nguồn thông tin chủ yếu của ngân hàng hiện thời vẫn là các bản BCTC trong hồ sơ vay vốn. Trong Chƣơng 1 đã đề cập đến mối quan hệ giữa các BCTC, song trong hồ sơ vay vốn lại chỉ yêu cầu bảng CĐKT và bảng KQHĐKD. Việc thiếu hụt hẳn đi bảng BCLCTT đã hạn chế phần nào tính chính xác của phân tích BCTC. Bảng CĐKT và bảng KQHĐKD là các báo cáo chỉ phản ánh đƣợc con số kế toán chứ chƣa phản ánh đƣợc tình trạng thực sự của doanh nghiệp và nó phản ánh tình hình khái quát chung của doanh nghiệp. BCLCTT cung cấp những thông tin về những dòng tiền thực sự vào, thực sự ra của doanh nghiệp trong cả kỳ, nó thể hiện một cách chính xác nhu cầu về tiền mặt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách thƣơng mại doanh nghiệp đang áp dụng cho bạn hàng và đang đƣợc hƣởng hay những nguồn có thể trả nợ của mình. BCLCTT với số liệu trung thực còn là một cơ sở để đối chiếu và so sánh tính chính xác của các con số trên BCĐKT, BCKQKD, khi không có bản báo cáo này CBTD sẽ mất rất nhiều công sức và thời gian để xác minh lại số liệu

trên hai bản báo cáo này.

- Một số chỉ tiêu phân tích phục vụ công tác thẩm định vẫn còn thiếu hoặc tính toán chƣa phù hợp. Vì vậy những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp chƣa chính xác tác động đến công tác thẩm định. Ví dụ nhƣ việc chƣa chú trọng đến phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ; chỉ tiêu ROA, ROS sử dụng lợi nhuận sau thuế là chƣa chính xác vì tỷ suất thuế thu nhập là không giống nhau trong từng thời kỳ (do những quy định cũng nhƣ chính sách của Nhà nƣớc áp dụng đối với doanh nghiệp trong từng thời kỳ là khác nhau); Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu, các khoản phải trả khi đánh giá các chỉ tiêu này, ngân hàng chƣa tính đến trị giá thuế VAT đầu vào và thuế VAT đầu ra, đồng thời trong công thức tính vòng quay các khoản phải trả chƣa phù hợp; chƣa tính đến chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán tức thời, tỷ suất nợ của doanh nghiệp …

- CBTD thiếu thông tin, các chỉ số bình quân ngành trong việc đánh giá tổng quan về ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.

- Hạn chế lớn nhất của công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp vay vốn là số liệu đầu vào chƣa phản ánh hết tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, dẫn đến công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp chƣa phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ. Do vậy, chất lƣợng của công tác phân tích BCTC chƣa cao.

Qua thực trạng phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hòa Thuận, Tỉnh Đăk Lăk , đã cho thấy phần nào thực trạng và quá trình phân tích BCTC, đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Hòa Thuận, Tỉnh Đăk Lăk. Tuy còn nhiều hạn chế do những yếu tố khách quan và chủ quan nhƣng những kết quả mà NHNo&PTNT Chi nhánh Hòa Thuận, Tỉnh Đăk Lăk đạt đƣợc rất đáng khích lệ. Ở Chƣơng 3, tác giả xin đƣa ra một số các giải pháp khắc phục các hạn chế nhằm hoàn thiện công tác phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua nghiên cứu thực trạng công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Hòa Thuận, Tỉnh Đăk Lăk, từ lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, tình hình HĐKD đến tổ chức công tác phân tích, tìm hiểu minh họa việc phân tích BCTC của khách hàng cụ thể, luận văn đã chỉ ra những kết quả ngân hàng đã làm đƣợc và những hạn chế thiếu sót trong công tác phân tích BCTC của khách hàng. Trên cơ sở đó, trong Chƣơng 3 luận văn sẽ đƣa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác phân tích BCTC của khách hàng, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng.

CHƢƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC DOANH

NGHIỆP VAY VỐN CHO NHNo VÀ PTNT HÕA THUẬN, TỈNH ĐĂK LĂK

3.1. MỤC TIÊU CỦA NGÂN HÀNG NHNo&PTNT HÕA THUẬN, TỈNH ĐĂK LĂK TRONG CÔNG TÁC TÍN DỤNG NĂM 2015

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chƣa có nhiều chuyển biến, nợ xấu của các doanh nghiệp chƣa có hƣớng giải quyết hợp lý. Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Hòa Thuận đã đặt ra mục tiêu trong công tác tín dụng năm 2015 vừa phù hợp với tình hình thị trƣờng hiện tại, vừa đảm bảo định hƣớng tín dụng từ Hội đồng quản trị Ngân hàng đề ra, đó là:

- Tăng trƣởng tín dụng thận trọng, kế hoạch dƣ nợ năm 2015 đƣợc Hội sở chính giao là 628 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2015, nợ xấu dƣới 3%. Tập trung cho vay vào các lĩnh vực đƣợc nhà nƣớc khuyến khích và nhóm khách hàng mục tiêu theo định hƣớng chiến lƣợc. Trong đó ƣu tiên doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro, thực hiện các biện pháp đo lƣờng rủi ro, đƣa công tác quản trị rủi ro trở thành văn hóa trong hoạt động Ngân hàng trên cơ sở các chuẩn mực quản trị rủi ro từ xa và các biện pháp quản trị rủi ro cụ thể.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh hòa thuận tỉnh đăk lăk (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)