8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Các nguồn thông tin phục vụ phân tích BCTC
a. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)
BCĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ảnh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dƣới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thƣờng là ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm [14].
BCĐKT là tài liệu quan trọng bậc nhất giúp cho nhà phân tích nghiên cứu đánh giá một cách khái quát tình hình và kết quả kinh doanh, khả năng cân bằng tài chính, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BC KQHĐKD)
BC KQHĐKD là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nƣớc về thuế và các khoản phải nộp khác [14].
Dựa vào số liệu trên BC KQHĐKD, ngƣời sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ đó , so sánh với kỳ trƣớc và với doanh nghiệp khác để nhận biết khái quát hoạt động trong kỳ và xu hƣớng vận động trong thời gian tới.
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT)
BCLCTT là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lƣợng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp [14]. BCLCTT đƣợc lập để trả lời những câu hỏi liên quan đến luồng tiền ra vào trong doanh nghiệp, tình hình trả nợ, đầu tƣ bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
BCLCTT cung cấp những thông tin về những luồng vào, ra của tiền và những khoản coi nhƣ tiền, những khoản đầu tƣ ngắn hạn có tính lƣu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổi thành một khoản tiền biết trƣớc ít chịu rủi ro lỗ về giá trị do những sự thay đổi về lãi suất. Những luồng vào ra của tiền và những khoản coi nhƣ tiền đƣợc tổng hợp thành ba nhóm: lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ, lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lập theo hai phƣơng pháp trực tiếp và gián tiếp.
d. Thuyết minh báo cáo tài chính
Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà phân tích cần sử dụng thêm các dữ liệu chi tiết từ thuyết minh báo cáo tài chính hoặc các báo cáo kế toán nội bộ để hệ thống chỉ tiêu phân tích đƣợc đầy đủ hơn, đồng thời khắc phục tính tổng hợp của số liệu thể hiện trên bảng cân đối kế toán và báo cáo KQHĐKD [14].
Các BCTC trong doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi sự thay đổi của một chỉ tiêu trong báo cáo này trực tiếp hay gián tiếp ảnh hƣởng đến các báo cáo kia, trình tự đọc hiểu đƣợc các BCTC, qua đó họ nhận biết đƣợc và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích của họ.
e. Nguồn thông tin khác
- Từ nội bộ doanh nghiệp: thông tin này có đƣợc từ các cuộc điều tra phỏng vấn trực tiếp. Đây là các thông tin cần thiết để bổ sung thêm cho công tác phân tích tài chính, bởi vì nó giúp cho CBTD có thể kiểm tra lại các số liệu trên các BCTC, ngoài ra còn giúp cho CBTD có cái nhìn khách quan và thực tế hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp có hoặc một phần không đƣợc phản ánh trên các BCTC.
- Thu thập từ bên ngoài doanh nghiệp nhƣ thông tin thị trƣờng, các số liệu do các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội... cung cấp.
Trong thực tế hiện nay, nguồn thông tin quan trọng nhất đƣợc sử dụng là các BCTC của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp các BCTC cho nhiều đối tƣợng khác nhau không chỉ các NHTM. Để phân tích tài chính doanh nghiệp đạt đƣợc kết quả cao, CBTD ngoài các kĩ năng chuyên môn về phân tích các BCTC còn phải kết hợp các nguồn thông tin bên ngoài và những quan sát thực tế của bản thân, từ đó CBTD có thể loại trừ những thông tin kém trung thực để đƣa ra những đánh giá chính xác về tình hình tài chính cơ bản của doanh nghiệp, đánh giá đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp một cách trung thực nhất.