Phân tích BCTC doanh nghiệp phục vụ cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh hòa thuận tỉnh đăk lăk (Trang 34 - 48)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Phân tích BCTC doanh nghiệp phục vụ cho vay

Phân tích BCTC đƣợc các NHTM sử dụng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đây là yếu tố quan trọng để ban lãnh đạo các NHTM ra quyết định có cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không? Vì vậy khi phân tích BCTC, cán bộ tín dụng (CBTD) đặc biệt chú ý đến số lƣợng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết đƣợc khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, CBTD cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho các NHTM trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Nhƣ vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của các khoản nợ, nhƣng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì ngân hàng cũng đều quan tâm phải quan tâm đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp nó biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay.

Chính vì vậy sau khi xử lý thông tin và đánh giá mức độ tin cậy của BCTC, bƣớc tiếp theo trong thẩm định tài chính doanh nghiệp là phân tích các BCTC. Khi tiến hành phân tích các BCTC các ngân hàng thƣờng lấy số liệu từ 02 đến 03 năm gần nhất [5].

a. Phân tích khái quát BCTC khách hàng

* Phân tích bảng cân đối kế toán

(1)Phân tích sự biến động và cơ cấu của tài sản

Việc phân tích sự biến động và cơ cấu của tài sản nhằm đánh giá sự biến động của tài sản và sự hợp lý của cơ cấu vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp. CBTD tiến hành xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng nhƣ từng loại tài sản thông qua việc so sánh số cuối kỳ và đầu năm về số tuyệt đối cũng nhƣ số tƣơng đối. Qua đó đánh giá sự biến động về quy mô của doanh nghiệp. Khi xem xét tác động của từng loại tài sản đối với quá trình sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, CBTD thực hiện nhƣ sau:

+ Xem xét sự biến động của tiền và đầu tƣ tài chính ngắn hạn ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

+ Xem xét sự biến động của hàng tồn kho và sự tác động của quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ cũng nhƣ khâu sản xuất đến khâu bán hàng.

+ Xem xét sự biến động của các khoản phải thu và sự tác động của khả năng thanh toán của đối tác, chính sách thƣơng mại của doanh nghiệp đối với khách hàng, vị thế của doanh nghiệp trong quan hệ thƣơng mại. Điều này ảnh hƣởng đến việc quản lý và sử dụng vốn.

+ Xem xét sự biến động của tài sản cố định cho thấy doanh nghiệp đang tăng trƣởng hay suy giảm.

Ngoài ra, CBTD còn đánh giá sự hợp lý của cơ cấu vốn bằng việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp, đồng thời so sánh tỷ trọng của từng loại giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy đƣợc sự biến động của cơ cấu vốn. Việc đánh giá cơ cấu vốn hợp lý hay không phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nếu một doanh nghiệp quyết định đầu tƣ thêm TSCĐ, tỷ trọng tài sản dài hạn so với tổng tài sản sẽ tăng lên phản ánh

mức độ ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài, đây là một trong những nhân tố tạo niềm tin đối với bạn hàng và các chủ nợ. Tuy nhiên cần phải xem xét việc tăng TSCĐ có phù hợp với năng lực, trình độ phát triển và quy mô của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại hay không? Nếu vƣợt quá khả năng kinh doanh sẽ là một yếu tố tạo gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời đầu tƣ nhiều vào TSCĐ cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng thanh toán.

(2) Phân tích sự biến động và cơ cấu của nguồn vốn

Việc phân tích sự biến động và cơ cấu của nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát khả năng tự tài trợ, mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc sử dụng nguồn vốn.

+ Phân tích tính tự chủ về tài chính

Khi phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp, CBTD thực hiện so sánh từng loại nguồn vốn giữa số cuối kỳ với số đầu năm về số tuyệt đối và số tƣơng đối, so sánh tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn để xác định các khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao hơn. Từ đó đánh giá doanh nghiệp đang tài trợ cho các hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay, vốn chủ sở hữu hay chiếm dụng. Đồng thời, CBTD xem xét nguồn vốn của doanh nghiệp biến động nhƣ thế nào? Nguyên nhân chính làm tăng nguồn vốn và làm thay đổi cơ cấu vốn. Nếu nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hƣớng tăng cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính cao, mức độ phụ thuộc tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngƣợc lại.

Để phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp có thể thông qua các tỷ suất sau:

Tỷ suất nợ [14]

Tỷ số nợ = Nợ phải trả Tổng tài sản

Tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. Tỷ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó một khi doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém.

Tỷ suất tự tài trợ [14]

Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài.

Ngoài hai tỷ suất trên, phân tích tính tự chủ về tài chính còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu [14]

Tỷ suất nợ trên VCSH = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất này thể hiện mức độ bảo đảm nợ bởi vốn chủ sở hữu, tỷ suất này càng cao thì tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngƣợc lại. Khi tiến hành phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cần sử dụng số liệu trung bình ngành hoặc các số liệu định mức mà ngân hàng quy định đối với doanh nghiệp để có những đánh giá đúng đắn đối với tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

+ Phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ

Trong công tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều liên quan đến thời

hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn. Sự ổn định về nguồn tài trợ cần đƣợc quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo yêu cầu đó, nguồn vốn của doanh nghiệp chia thành nguồn vốn thƣờng xuyên và nguồn vốn tạm thời [14].

Nguồn vốn thƣờng xuyên (NVTX) là nguồn vốn mà doanh nghiệp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, có thời gian sử dụng trên một năm. Theo cách phân loại này, NVTX tại một thời điểm bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ vay trung và dài hạn. Khoản nợ dài hạn đến hạn trả không đƣợc xem là nguồn vốn thƣờng xuyên.

Nguồn vốn tạm thời (NVTT) là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoản thời gian ngắn, thƣờng là trong một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Thuộc nguồn vốn tạm thời bao gồm các loại sau: Các khoản phải trả tạm thời nhƣ nợ lƣơng, nợ thuế, nợ BHXH…; Các khoản nợ và tín dụng thƣơng mại do ngƣời bán chấp thuận; Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và nợ khác.

Để phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ ngƣời ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất nguồn vốn thƣờng xuyên

Tỷ suất NVTX = Nguồn vốn thƣờng xuyên x 100% Tổng tài sản

Tỷ suất nguồn vốn tạm thời

Tỷ suất NVTT = Nguồn vốn tạm thời

x 100% Tổng nguồn vốn

Hai tỷ suất trên phản ánh tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Tỷ suất nguồn vốn thƣờng xuyên càng lớn cho thấy có sự ổn định tƣơng đối trong một thời gian nhất định (trên 1 năm) đối với nguồn vốn sử dụng và doanh

nghiệp chƣa chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn. Ngƣợc lại, khi tỷ suất nguồn vốn thƣờng xuyên thấp cho thấy nguồn tài trợ của doanh nghiệp phần lớn là bằng nợ ngắn hạn, áp lực về thanh toán các khoản nợ vay rất lớn. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn, cần xem xét mối quan hệ giữa tính tự chủ và tính ổn định của nguồn vốn. Mối quan hệ này thể hiện qua tỷ suất nguồn vốn chủ sở hữu với nguồn vốn thƣờng xuyên.

Tỷ suất NVCSH trên NVTX =

Nguồn vốn chủ sở hữu

x 100% Nguồn vốn thƣờng xuyên

* Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Việc phân tích BC KQHĐKD nhằm mục đích đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, xác định các nguyên nhân chính dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích đƣợc tiến hành thông qua xem xét sự biến động của các khoản mục chính và xác định tỷ trọng trên tổng doanh thu thuần, từ đó CBTD đánh giá mức độ biến động của các khoản chi phí nhƣ: xác định tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần để biết giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu thuần thu đƣợc; tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần để biết doanh nghiệp quản lý các khoản chi phí có hiệu quả hay không; tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh hay lợi nhuận trƣớc thuế trên doanh thu thuần. Các nguyên nhân có thể gây biến động lợi nhuận nhƣ: doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh giảm trong khi giá vốn hàng bán tăng, doanh thu và chi phí cũng giảm nhƣng tốc độ giảm của doanh thu cao hơn chi phí...

Ngoài ra, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn đƣợc thực hiện dựa trên phân tích các chỉ tiêu tài chính.

* Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

Kết quả phân tích BCLCTT sẽ cho biết đƣợc sự vận động của dòng tiền

trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ tài chính của doanh nghiệp, lƣợng tiền bình quân trong kỳ. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng lập dự báo về lƣu chuyển tiền tệ, giúp ngân hàng tính toán đƣợc thời gian doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn và thời điểm doanh nghiệp có thể trả nợ [9].

Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ theo các chỉ tiêu:

Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan đến hoạt động kinh doanh cuả DN.

Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh = Thu từ hoạt động SXKD - Chi từ hoạt động SXKD Nếu: Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh >= 0: Chứng tỏ doanh nghiệp có doanh thu tăng, bán chịu ít, tốc độ tăng doanh thu bằng tiền lớn hơn tốc độ tăng của sản phẩm đƣợc sản xuất ra, tăng phải thu kỳ trƣớc; đây là dấu hiệu sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh < 0: Do nguyên nhân ngƣợc lại. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan tới các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh gía khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tƣ mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Thông tin từ các luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, khi đƣợc sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp ngƣời sử dụng dự đoán đƣợc luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tƣơng lai.

 Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan đến hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ = Thu từ hoạt động đầu tƣ -

Chi ra từ hoạt động đầu tƣ

Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tƣ > = 0: Do thu lãi đầu tƣ, thu tiền bán TSCĐ, thu hồi đầu tƣ không hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu, tìm nguồn hoạt động từ bên ngoài.

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh < 0: Do các nguyên nhân doanh nghiệp mới đầu tƣ vào tài sản hay đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp, ngân hàng phải xem xét nguồn vốn để đầu tƣ, nếu không phải đầu tƣ từ vốn chủ sở hữu hay vốn dài hạn thì chứng tỏ doanh nghiệp đầu tƣ bằng vốn ngắn hạn và nhƣ vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tín dụng.

 Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào hoặc chi ra liên quan đến hoat động tài chính(HĐTC) của DN.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính = Thu từ hoạt động tài chính - Chi ra từ hoạt động đồng tài chính Nếu: Dòng tiền thuần từ HĐTC =< 0: Do trả lãi, chủ sở hữu rút vốn. Dòng tiền thuần từ HĐTC >0: Do tăng vay vốn, góp thêm vốn.

Dòng tiền này liên quan tới vốn chủ sở hữu, vay vốn, nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu.

Sau khi đánh giá dòng tiền trong từng hoạt động của doanh nghiệp, CBTD tiến hành xem xét tổng thể của ba dòng tiền:

Lƣu chuyển tiền tệ thuần

trong kỳ

= Luồng tiền vào - Luồng tiền ra

= Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh + Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tƣ + Dòng tiền ròng từ hoạt động tài chính Tóm lại, thông qua phân tích báo cáo tình hình tài chính khách hàng, NHTM có thể biết đƣợc một phần tình tình sản xuất kinh doanh, tình hình đầu tƣ, tài chính khả quan hay không khả quan, xu hƣớng phát triển của đơn vị nhƣ thế nào để từ đó ra quyết định cho vay đúng, đảm bảo thu hồi nợ đúng và đầy đủ

cả gốc và lãi. Tuy nhiên để thực hiện tốt công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng ngân hàng cũng cần xét đến các nhân tố ảnh hƣởng đến báo cáo tài chính của khách hàng.

b. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp, trong đó đảm bảo khả năng thanh toán các khoản vốn vay của doanh nghiệp. Các chỉ số thanh toán xác định năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn của doanh nghiệp. Với dòng tiền đủ lớn, doanh nghiệp có thể trang trải cho các nghĩa vụ tài chính, nhờ đó mà không lâm vào tình cảnh vỡ nợ hay kiệt quệ tài chính.

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán thƣờng gắn bó chặt chẽ với vốn lƣu động ròng, hàng tồn kho, phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong thời hạn dƣới một năm kể từ ngày ghi nhận nợ gần nhất trên BCĐKT của doanh nghiệp, đây là khoản nợ mà doanh nghiệp chịu áp lực cần phải thanh toán cao nhất, nó có nguy cơ xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp rất cao, nên ngân hàng khi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh hòa thuận tỉnh đăk lăk (Trang 34 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)