Phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh hòa thuận tỉnh đăk lăk (Trang 28 - 30)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Phƣơng pháp phân tích

a. Phương pháp so sánh

Điều kiện để áp dụng phƣơng pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phải thống nhất về nội dung, không gian, thời gian, tính chất và đơn vị tính toán... và theo mục đích phân tích mà xác định số gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích đƣợc lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tƣơng đối hoặc bình quân [9].

b. Phương pháp tỉ số

Đây là phƣơng pháp truyền thống, đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Phƣơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng đƣợc bổ sung và hoàn thiện.

Phƣơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trƣng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trƣờng hợp khác nhau, tùy theo góc độ phân tích, CBTD lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình.

c. Phương pháp DUPONT

Mô hình Dupont là kỹ thuật đƣợc sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, ngƣời ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành

nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này đƣợc thể hiện bằng mô hình Dupont nhƣ sau:

Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận trƣớc thuế x

Tổng tài sản

x (1 – T) Vốn chủ sở

hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Với T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Hay, ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính x (1-T)

Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục đƣợc triển khai chi tiết thành: LN sau thuế

= LN trƣớc thuế

x Doanh thu x Tổng TS x (1 – T) VCSH Doanh thu Tổng TS VCSH

Hay, ROE = ROS x Hiệu suất sử dụng tài sản x Đòn bẩy tài chính x (1-T)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh hòa thuận tỉnh đăk lăk (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)