Bổ sung phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh hòa thuận tỉnh đăk lăk (Trang 94 - 97)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Bổ sung phƣơng pháp phân tích

Hiện nay tại các nƣớc phát triển, số lƣợng doanh nghiệp phá sản đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm do ảnh hƣởng của nó đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội. Từ đó, yêu cầu đặt ra cần có một phƣơng pháp để tính toán khả năng phá sản của một doanh nghiệp. Phƣơng pháp Z – score là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng rất phổ biến tuy nhiên ở Việt Nam thì vẫn chƣa đƣa vào ứng dụng nhiều trong việc phát hiện và cảnh báo sớm các doanh nghiệp có khả năng phá sản.

Vì vậy, ngoài các phƣơng pháp phân tích chỉ số tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và thời điểm hiện tại. CBTD có thể sử dụng thêm chỉ số Z – score nhằm dự đoán khả năng doanh nghiệp có bị phá sản hay không?. Từ đó, giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp.

Mô hình dự báo xác suất phá sản Z - score đƣợc giáo sƣ ngƣời Mỹ Edward I.Altman, trƣờng kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc Trƣờng Đại học New York phát triển vào năm 1968. Mô hình này đƣợc đánh giá là dự báo đƣợc một cách tƣơng đối chính xác các công ty sẽ bị phá sản trong vòng 2 năm thông qua việc xem xét đến giá trị Z – score.

Z – score là chỉ số kết hợp 5 tỉ số tài chính khác nhau với các trọng số khác nhau dựa trên phân tích biệt số bội MDA. Công thức Z – score ban đầu (đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, ngành sản xuất) nhƣ sau:

Z = 0.012 X1 + 0.014 X2 + 0.033 X3 + 0.0064 X4 + 0.999 X5 , trong đó: X1 = Vốn luân chuyển/Tổng tài sản

X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản X3 = EBIT/Tổng tài sản

X4 = Giá trị thị trƣờng của vốn CSH/Tổng nợ phải trả X5 = Doanh thu/Tổng tài sản

Trong mô hình này, các biến từ X1 đến X4 đều phải đƣợc tính toán bằng giá trị phần trăm.

Sau nhiều năm phát triển, mô hình đƣợc thay đổi một số đặc điểm kỹ thuật để việc vận dụng đƣợc thuận tiện hơn:

Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.64 X4 + 0.999 X5

Với mô hình này, các biến từ X1 đến X5 không cần tính toán bằng giá trị phần trăm.

Nếu Z > 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản.

Nếu 1.8 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z < 1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.

Từ chỉ số Z ban đầu đƣợc sử dụng cho các doanh nghiệp cổ phần hóa, Altman phát triển thêm Z’, Z” để có thể áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp khác:

Mô hình Z’ – score dùng cho các doanh nghiệp chƣa cổ phần hóa, ngành sản xuất

Z’ = 0.717 X1 + 0.847 X2 + 3.107 X3 + 0.420 X4 + 0.998 X5

Trong đó, các biến đều đƣợc giữ nguyên với mô hình cũ, ngoại trừ biến X4. X4 trong chỉ số Z sử dụng giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu, còn trong chỉ số Z’, X4 sử dụng giá trị số sách.

Nếu Z’ > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản

Nếu 1.23 < Z’ < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z’ < 1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.

Mô hình Z” – score cho các doanh nghiệp khác Z” = 6.56 X1 + 3.26 X2 + 6.72 X3 + 1.05 X4

Giống với chỉ số Z’, biến X4 trong chỉ số Z” vẫn sử dụng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Điểm sửa đổi của mô hình này là không sử dụng biến X5và dẫn đến hệ số của các biến từ X1 đến X4 đều thay đổi so với chỉ số Z’. Chỉ số Z” có thể dùng cho hầu hết các ngành và các loại doanh nghiệp

Nếu Z” > 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản

Nếu 1.1 < Z” < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z” < 1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.

Nhƣ vậy, áp dụng phƣơng pháp tính chỉ số Z tại công ty Xây dựng Nam Sơn để phát hiện nguy cơ phá sản nhƣ sau:

Bảng 3.8. Tính các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

Tài sản ngắn hạn 87.462.409.551 78.036.818.695 Tổng tài sản 105.382.513.857 95.782.546.962 Nợ ngắn hạn 85.806.312.518 77.728.688.792 Nợ phải trả 87.526.712.108 77.826.838.381 Giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu 17.955.708.581 17.855.801.749 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 479.701.658 753.776.107

(Nguồn: Phòng KHKD – NHNo&PTNT Hòa Thuận)

Bảng 3.9. Tính các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

Doanh thu 57.957.387.215 91.373.318.206 Chi phí lãi vay 3.507.806.711 4.981.250.388 Lợi nhuận trƣớc thuế 479.701.658 753.776.107

(Nguồn: Phòng KHKD – NHNo&PTNT Hòa Thuận)

Bảng 3.10. Kết quả tính toán các chỉ tiêu

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

X1 0,830 0,815

X2 0,103 0,114

X3 0,006 0,010

X4 0,080 0,090

Z - score 5,905 5,880

Theo bảng số liệu trên, chỉ tiêu Z – score đối với công ty Xây dựng Nam Sơn nhƣ sau:

Áp dụng mô hình: Z = 6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4

(do Công ty Xây dựng Nam Sơn thuộc lĩnh vực Xây dựng và là loại hình doanh nghiệp khác)

2,6 < Z’’ năm 2013 = 5,905 : doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản

2.6 < Z’’ năm 2014 = 5,880 : doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng NNPTNT chi nhánh hòa thuận tỉnh đăk lăk (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)