Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 25 - 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc ban hành, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ATVSLĐ địa phƣơng sẽ cụ thể hóa các quy phạm đó và xây dựng các quy trình an toàn lao động phù hợp với điều kiện sản xuất tại các doanh nghiệp. Tiếp theo họ sẽ tiến hành triển khai và giám sát việc thực hiện các quy phạm, các quy trình chính sách và chuẩn mực về an toàn lao động đảm bảo ngăn ngừa tai nạn lao động đến mức tối đa; giám sát thƣờng xuyên việc kiểm tra và đối chiếu về báo cáo hoạt động an toàn và sức

khỏe. Thực tế điều kiện làm việc tại doanh nghiệp đƣợc tạo ra và phụ thuộc vào cả yếu tố thiên nhiên và yếu tố sản xuất khác nhau. Do vậy chi phí để bảo đảm các điều kiện tiêu chuẩn theo các quy phạm rất khác nhau tùy theo vùng miền, đặc điểm ngành sản xuất. Việc quy định và quản lý thống nhất sẽ có chuẩn mực chung cho quản lý, đồng thời quản lý thống nhất sẽ cho phép duy trì mặt bằng chung thống nhất không có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp góp phần tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Đồng thời cần xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động dựa trên nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của các quá trình sản xuất và các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể, trong quá trình sản xuất. Một số tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh lao động đƣợc quy định rất cụ thể trong các văn bản quy định

nhƣ nhiệt độ nơi sản xuất không không vƣợt quá 300

C, nhiệt độ chênh lệch ở

nơi sản xuất với ngoài trời từ 3 – 50

C; độ ẩm tƣơng đối từ 75% - 85%; Vận

tốc gió không quá 2 m/s; bức xạ nhiệt: nhỏ hơn hoặc bằng 1 calo/cm2/phút.

Việc thực hiện và chấp hành các quy định phát luật về ATVSLĐ phụ thuộc vào mức nhận thức của các đối tƣợng nên pháp luật còn quy định quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, nội dung huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ. Để bảo đảm các quy định này cần điều phối việc thực hiện các chƣơng trình ATVSLĐ để nâng cao ý thức và giám sát việc thực thi ATVSLĐ tại các doanh nghiệp. Đồng thời phải tổ chức đánh giá việc tuân thủ an toàn lao động, đánh giá rủi ro và các mối nguy hiểm đến ATVSLĐ.

An toàn, vệ sinh lao động là tổng hợp các biện pháp đƣợc tiến hành nhằm thiết lập điều kiện làm việc tốt nhất cho ngƣời lao động, hạn chế thấp nhất khả năng bị tai nạn lao động hoặc giảm thiểu tỷ lệ ngƣời mắc bệnh nghề nghiệp.

- Số văn bản hƣớng dẫn thực hiện quy định pháp luật về ATVSLĐ - Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp nhận và triển khai thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ

1.2.2. Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng (Trang 25 - 27)